Trẻ chậm nói là tình trạng khá phổ biến hiện nay, khiến cha mẹ có nhiều lo lắng bởi ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ giao tiếp, biểu đạt nhu cầu, cảm xúc của mình. Trẻ có thể chỉ chậm nói đơn thuần, không có gì quá lo ngại nhưng chậm nói cũng có thể do mất thính giác hoặc các rối loạn phát triển, các vấn đề về thần kinh tiềm ẩn.
Trẻ chậm nói là gì?
Trẻ chậm nói tức là khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm và kém hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường của trẻ nhỏ. Trẻ có thể chỉ chậm nói đơn thuần, không có gì quá lo ngại nhưng chậm nói cũng có thể do mất thính giác hoặc các rối loạn phát triển, các vấn đề về thần kinh tiềm ẩn.
Trẻ chậm nói có 3 dạng:
- Trẻ chậm nói đơn thuần.
- Chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển não bộ.
- Do vấn đề ở cơ miệng lưỡi
Vì sao trẻ chậm nói?
Có hai nhóm nguyên nhân khiến trẻ em chậm nói bao gồm: nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân thực thể:
- Nguyên nhân thực thể: xuất phát từ những vấn đề tại các bộ phận, cơ quan trong cơ thể đảm trách nhiệm phát âm như tai, mũi, họng, lưỡi..hoặc cơ quan giữ vai trò chỉ huy ngôn ngữ ví dụ như não hoặc các trục trặc tại não ( khiếm khuyến trong sự phát triển não bộ, viêm màng não, dị tật bẩm sinh…)
- Nguyên nhân tâm lý: Do trẻ bị cú sốc tâm lý, hoặc do gia đình bỏ bê, không quan tâm đến trẻ. Quá cưng chiều cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, lười nói.
Sau khi đã biết được nguyên nhân, cha mẹ hay người chăm sóc bé cần phải chủ động thúc đẩy cho quá trình học nói của bé phù hợp với lứa tuổi sao cho đạt mốc triển ngôn ngữ tự nhiên. Bởi não của trẻ phát triển nhanh nhất là ở giai đoạn trước 3 tuổi sau đó chậm hơn từ 3 – 6 tuổi. Sau 6 tuổi các can thiệp tập nói sẽ có kết quả hạn chế nhất định.
Trẻ chậm nói phải làm sao? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Cha mẹ cần phải nắm được các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ và kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển ngôn ngữ của con mình để có sự can thiệp sớm.Các biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở trẻ:
- Trẻ không phản ứng lại với giọng nói hay âm thanh to khi trẻ từ sáu đến 8 tuần tuổi.
- Cha mẹ cười đùa với trẻ nhưng trẻ không có phản ứng mặc dù đã 2 tháng tuổi
- Thờ ơ với người và mọi vật xung quanh khi 3 tháng tuổi.
- Không quay đầu khi nghe thấy các âm thanh phát ra lúc trẻ 4 tháng.
- Không biết tự cười mặc dù đã 6 tháng tuổi.
- Không bập bẹ, ê a được từ nào lúc 8 tháng.
- Chưa nói được các từ đơn khi đã 2 tuổi.
- Không thể nói được những câu đơn giản khi đã 3 tuổi.
Khi xuất hiện các dấu hiệu trên, bạn nên đưa bé đến các cơ sở có chuyên môn về âm ngữ trị liệu gần nhất. Nếu ở Hà Nội và TP HCM bạn có thể đến Trung tâm VinaHealth để được tư vấn kỹ hơn: 0937566333
Phương pháp dạy trẻ chậm nói
Giống như nhiều việc khác, phát triển khả năng nói là tổng hợp của khả năng bẩm sinh và nuôi dạy. Gene có thể tham gia vào việc trẻ nói sớm hay muộn. Tuy nhiên, nó phụ thuộc rất nhiều vào việc nuôi dạy. Trẻ có được kích thích nói đúng mức ở nhà hay ở nhà trẻ không? Trẻ có cơ hội trò chuyện không?
Một số những cách dạy trẻ chậm nói tưởng chừng đơn giản nhưng chắc chắn sẽ mang lại những điều thú vị. Chúng ta bắt đầu ngay nhé!
Hãy buôn chuyện với trẻ nhiều hơn
Ngay cả khi trẻ không nói được nhưng những câu chuyện cực kỳ đơn giản bạn nói với trẻ bằng ngôn ngữ, cử chỉ trìu mến, yêu thương cũng có thể cải thiện thái độ nghe của trẻ. Hãy buôn chuyện với bé mọi lúc mọi nơi, lúc cho bé ăn, bé tắm, ru bé ngủ…
Không bắt chước ngôn ngữ của bé
Bé thường không phát âm chuẩn, nói ngọng, lịu khi vừa mới bắt đầu. Bạn đừng bắt chước cách nói của trẻ trong quá trình dạy trẻ chậm nói vì rất có thể sẽ khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều và lâu hơn, trở thành thói quen khó sửa.
Tạo môi trường cho bé tiếp xúc với nhiều người, nhiều bạn đồng lứa
Bạn có tin bé có thể nói chuyện với bạn cùng lứa không bằng cách thông qua ngôn ngữ. Với môi trường tiếp xúc nhiều, bé sẽ trở nên dạn dĩ, nhanh nhẹn, không sợ sệt và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Hãy luôn trả lời bé
Bé không nói nhưng giao tiếp với bạn bằng thái độ, bằng cử chỉ, điệu bộ cơ thể, hãy trẻ lời bé bằng cách giải quyết những thái độ đó: Bé đưa cho bạn 1 đồ vật, hãy đón nhận lấy, bé muốn lấy đồ vật, hãy khuyến khích bé hành động để có được nó. Đây là cách dạy trẻ chậm nói tưởng chừng đơn giản nhưng lại được nhiều chuyên gia đánh giá cao.
Cha mẹ luôn là người quan trọng nhất
Cha mẹ luôn là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Do đó cha mẹ cần phải khuyến khích trẻ tập nói ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Cha mẹ cần nói chuyện thường xuyên với trẻ, đọc sách, đọc truyện cho trẻ nghe. Có thể dạy trẻ ngôn ngữ bằng cách chỉ vào các đồ vật trong nhà và đọc to tên của những đồ vật đó.
Không được gượng ép
Lưu ý không nên ép trẻ nói nhưng đừng quên khen ngợi, vỗ tay mỗi khi trẻ phát âm được một từ nào đó. Đừng lơ là mỗi khi nói chuyện với con, bạn phải thật tập trung và chú ý lắng nghe để trẻ có thời gian chuẩn bị cho những từ sắp nói.
Nguyên nhân do các yếu tố thính lực của trẻ
Nếu nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố thính lực của trẻ thì cũng không nên quá lo lắng. Trước 5 tuổi việc điều trị cho trẻ vẫn rất khả quan bằng cách phẫu thuật. Nếu trường hợp xấu nhất trẻ không nghe được thì có thể cho trẻ đeo máy trợ thính.
Nguyên nhân do vùng não bộ đảm nhiệm vai trò ngôn ngữ
Nếu nguyên nhân do sự kém phát triển của vùng não bộ đảm nhiệm vai trò ngôn ngữ thì cần phải có những tác động tích cực vào khu vực này.
Nguyên nhân do chế độ ăn uống
Cha mẹ cần xem xét lại chế độ ăn uống của con mình đã đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là các loại vitamin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của não bộ chưa. Đôi khi chế độ ăn hàng ngày cung cấp không đầy đủ các loại vitamin này hoặc do trẻ hấp thu kém, ăn kém. Trong trường hợp này hãy tìm cách bổ sung các chất còn thiếu bằng các sản phẩm dinh dưỡng bên ngoài.
Do yếu tố tâm lý của trẻ
Nếu nguyên nhân khiến trẻ chậm nói là do yếu tố tâm lý, thì cần phải áp dụng các phương pháp theo sự chỉ dẫn của bác sĩ tâm lý. Bên cạnh đó gia đình cần dành nhiều thời gian quan tâm đến bé hơn, cần để cho bé có thời gian tự lập và có cơ hội để phát triển ngôn ngữ.
Chậm nói do mắc chứng tự kỷ
Nếu không may trẻ mắc phải hội chứng tự kỷ, để cải thiện giao tiếp bố mẹ không nên tập trung vào lời nói mà cần biết cách tiếp cận trẻ qua các trò chơi giúp tăng cường sự chú ý của trẻ, giúp trẻ bắt chước âm thanh cũng như lời nói. Có vậy giao tiếp của trẻ tự kỷ được hình thành mới nền tảng và ổn định.
Phần lớn trẻ chỉ ở giai đoạn chơi tự phát (chơi một mình) hoặc chơi song song (chơi bên cạnh mà không tương tác) với kỹ năng chơi khám phá (đập, ngậm, bóp, cắn…) hoặc chơi nguyên nhân hệ quả (hộp âm nhạc, đập búa) mà không chơi đúng chức năng của đồ chơi cũng như không biết chơi giả vờ và chưa tương tác.
Cha mẹ cần tăng sự chú ý bằng cách ngồi trước mặt con thay vì để con ngồi trong lòng mình. Gọi tên con ở khoảng cách gần, tạo âm thanh hay chuyển động như chơi hộp âm nhạc, chơi thổi bóng… Điều này giúp thúc đẩy giai đoạn chơi tự phát trở thành chơi song song hay tiến đến chơi tương tác
Đến giai đoạn giả vờ là mức cao nhất trong các giai đoạn phát triển của chơi đùa, bố mẹ cần tập trung thêm kỹ năng luân phiên bên cạnh chú ý và bắt chước. Quan trọng không kém các kỹ năng và giai đoạn phát triển chơi đùa là công dụng của đồ chơi. Để biết hết công dụng của một đồ chơi, cần ứng dụng chức năng của từng món đồ chơi vào từng lĩnh vực phát triển của trẻ như vận động thô, vận động tinh (lắp ráp, cầm nắm và vẽ, ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc và chơi với bạn, người khác).
Khi chơi đùa với con, bố mẹ như một huấn luyện viên để xác định mục tiêu của đồ chơi, giai đoạn phát triển chơi đùa và kỹ năng của trẻ đang ở mức nào để có định hướng đúng. Sau đó bố mẹ trở thành bạn chơi với trẻ trong trò chơi luân phiên để thúc đẩy giai đoạn chơi đùa bước vào giai đoạn cao hơn.
Một trong những thử thách tiếp theo của trẻ tự kỷ trong quá trình hòa nhập cộng đồng là vấn đề hành vi. Bên cạnh những hành vi thường gặp ở mọi trẻ như chống đối, bùng nổ hoặc không hợp tác, thu rút, trẻ tự kỷ còn có hành vi kỳ lạ như chạy không biết nguy hiểm, nhảy liên tục hằng giờ trên nệm mà không có dấu hiệu chóng mặt, nhón gót xoay tròn.
Trẻ thường ngửi nếm đồ vật hoặc đồ ăn trước khi ăn hoặc nhìn cận một đồ chơi, quay bánh xe thay vì chơi xe, bận tâm hàng giờ với một việc gì đó nên không quay lại khi gọi tên, xé giấy thay vì vẽ và tô màu. Có trẻ khóc quấy không hiểu vì sao, không chịu ngồi vào bồn cầu khi cần đi vệ sinh hoặc không thể cắt tóc, khó khăn không thể giải thích để gội đầu… Hành vi kỳ lạ làm khác biệt gây hiểu lầm hay khó chịu cho bạn bè và những người xung quanh. Trẻ có thể bị đánh, la mắng hoặc dọa nạt để ngưng. Những hành vi này có thể giảm chút ít nhưng sau đó thì chúng vẫn xuất hiện trở lại, gây giận dữ hay bực tức thêm cho bố mẹ, thầy cô giáo đang chăm sóc trẻ. Với bạn bè, trẻ có thể bị hiểu lầm, bị bắt nạt bằng chọc ghẹo, đánh hay bị tẩy chay.
Tất cả hệ quả này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong quá trình hòa nhập, cản trở trẻ kết bạn và học hỏi lớn lên. Những điều này cần phải được can thiệp một cách cụ thể và thiết thực.
Đừng nôn nóng khi dạy trẻ tập nói
Dạy trẻ những từ ngữ đơn giản trước
Tốt nhất nên bắt đầu từ những từ ngữ liên quan đến những tình huống giao tiếp hàng ngày. Bạn có thể sử dụng hình ảnh và điệu bộ để dạy con giao tiếp trước, đây sẽ là tiền đề giúp con học nói rất tốt. Bên cạnh đó cha mẹ cần kiểm soát thời gian xem ti vi của con, nếu cho con xem tivi thì cố gắng ngồi cạnh con để bàn luận về những tình huống trên tivi để tạo thói quen giao tiếp hai chiều với trẻ.
Thăm khám từ nhà chuyên môn kịp thời
Nếu cha mẹ thấy con có một số trong những biểu hiện của chậm nói, hoặc sự phát triển chưa đạt các dấu mốc ngôn ngữ bình thường của lứa tuổi, cha mẹ cần cho trẻ thăm khám và tư vấn tâm lí kịp thời, nhằm chẩn đoán sớm nhất các vấn đề con có thể gặp phải.
Các mốc phát triển ngôn ngữ
Nếu như trẻ phát triển hoàn toàn bình thường về thể chất, tinh thần sẽ trải qua các thời kỳ phát triển ngôn ngữ sau:
Từ 3 – 6 tháng tuổi
3 tháng tuổi trẻ biết khóc, phát ra một âm nào đó hoặc là gừ…gừ….trong cổ họng, biết cười, làm cử động, phát âm với giọng nhẹ khi được người khác nói chuyện. Trẻ sẽ hướng về phía mọi người đang nói chuyện và chăm chú lắng nghe. Ở độ tuổi 5-6 tháng trẻ cũng có thể phát ra các âm thanh như ê , a, ba, bà….Phát một âm tiết gồm một phụ âm đầu và một nguyên âm, phát ra những âm khác nhau thể hiện cảm xúc khác nhau…
Từ 6 – 9 tháng tuổi
Trẻ có thể phát âm được những từ có 2 âm tiết đơn giản như ba ba , ma ma…. Bập bẹ nói chuyện với người quen, bắt chước làm lại âm thanh mà trẻ đã làm khi nghe người lớn phát ra âm đó hoặc bắt chước hành động đi kèm âm thanh đơn giản được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Từ 9 – 12 tháng tuổi
Trẻ có thể phát âm được nhưng câu dài giống người lớn nhưng câu từ không rõ ràng mà chỉ bao gồm những tiếng ê, a hoặc phát ra âm có ngữ điệu để thể hiện ý muốn trao đổi thông tin nào đó… Một số trẻ phát triển nhanh thì đã có thể nói được khoảng 3 từ như mẹ, bố, bà. Trẻ thường bắt chước các cử động của miệng, các hành động kèm theo phát âm như vừa vỗ bụng vừa kêu bum….bum
Từ 12 – 15 tháng tuổi
Trẻ có thể phát âm những âm thanh có tiết tấu giống với âm nhạc, bé đã có thể nói được câu dài 4 từ. Ở tầm tuổi này bé đã tự biết cách ghép các từ lại với nhau thành câu và sắp xếp các từ cho đúng trật tự. Đồng thời trẻ cũng phân biệt được các bộ phận của cơ thể, các hình con vật khác nhau…
Trẻ 2 tuổi
Vốn từ của trẻ đang trên đà phát triển nhanh chóng, bé 2 tuổi biết khoảng 50 đến 75 từ và bắt đầu biết xâu chuỗi lại với nhau thành cụm từ và câu, biết chào mọi người theo đúng tên, biết từ chối khi không thích. Trẻ đã có vốn từ vựng như một “cuốn từ điển nhỏ”. Giai đoạn này, để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, mẹ nên kiên nhẫn trong cách chỉnh lỗi ngữ pháp và bổ sung từ vựng cho trẻ.
Đây là mốc rất quan trọng, bởi vậy các cha mẹ tập cho con mở rộng cụm từ trong lúc giao tiếp, ví dụ: Thay vì “con mang vớ nhé” thì hãy “Con muốn mẹ giúp con mang vớ phải không?” hoặc thay vì nói “chúng ta chơi bóng nhé” thì hãy nói dài hơn “Được rồi, ba sẽ chơi bóng với con nhé”.
Tuy nhiên cha mẹ không nên nhấn mạnh và bắt trẻ lặp lại ngay một câu đầy đủ như: “Con hãy nói: Mẹ giúp con mang vớ”, điều này chỉ khiến bé con thất vọng và phá vỡ sự phát triển bình thường của trẻ. Hãy giao tiếp thật nhiều để trẻ tự tiếp thu những câu nói mở rộng của chúng ta.
Không nên chỉnh ngữ pháp của trẻ vì vẫn còn quá sớm để chỉ ra lỗi ở thời điểm này, bạn chỉ nên tình cờ lặp lại câu trẻ vừa nói và dùng đúng từ. Trong lúc đọc sách cho trẻ nghe chúng ta hãy tương tác với trẻ, hỏi trẻ những gì trẻ thấy trong sách hoặc đố trẻ những gì sẽ xảy ra tiếp theo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Từ 2,5 – 4 tuổi
Trẻ 2,5-4 tuổi bước sang một giai đoạn mới trong việc phát triển ngôn ngữ của mình, vốn từ mở rộng thêm và khả năng sử dụng ngữ pháp đáng ngạc nhiên khiến bạn có thể hiểu được hơn 3 hoặc 4 từ trong những gì trẻ nói. Bé thường sử dụng những câu dài hơn, thường trên 3 từ, và phát triển nhiều hơn về từ vựng, từ 300 đến 1.000 từ hoặc nhiều hơn. Các bé 3 tuổi rất thích nói và hát. Cách diễn đạt dài dòng cũng là một dấu hiệu của tuổi này.
Trẻ có thể trả lời những câu hỏi đơn giản hoặc đặt câu hỏi với bạn. Đôi khi, trẻ chỉ nói liên miên không ngừng chứ không mấy để ý đến câu trả lời. Trẻ cũng bắt đầu mô tả những gì trẻ nhìn thấy hoặc đang làm và bắt đầu tìm từ ngữ để giải thích cho những chuyện đó. Bạn nên chỉ cho trẻ cách sử dụng tính từ nhiều hơn, ví dụ: chiếc xe hơi to màu đỏ, và dùng đúng động từ trong mỗi hoàn cảnh.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Top 15 ứng dụng chỉnh giọng trên iPhone – QuanTriMang.com
- Hướng dẫn tải Plotagraph miễn phí trên App Store Thủ thuật
- Đăng ký tin nhắn Viettel theo ngày giá rẻ chỉ từ 2k, nhiều ưu đãi
- Cách làm ảo thuật đơn giản với bộ bài
- Cách khắc phục lỗi rất tiếc ứng dụng Google liên tục dừng 22/6/2021