Trong sự nghiệp âm nhạc, ông đã sáng tác trên 600 tác phẩm, phần lớn là tình ca. Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và do đó đã chịu sự cấm đoán, hạn chế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, và ngay cả của chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau này. Nhạc của Trịnh Công Sơn được rất nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly. Ngoài ra, ông còn được xem là một nhà thơ, một họa sĩ dù không chuyên.
Tiểu sử
Ông sáng tác bài Sương đêm và Sao chiều vào năm 17 tuổi.. Nhưng tác phẩm đầu tiên của ông là Ướt mi, được xuất bản An Phú in năm 1959. Từ đó tên tuổi của ông được nhiều người biết đến. Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là Khánh Ly. Vì lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản chiến, nhà cầm quyền miền Nam đã cấm lưu hành vài tác phẩm của ông. Ngay cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn đối lập, cũng không tán thành việc ông gọi Chiến tranh Việt Nam là “nội chiến” trong bài Gia tài của mẹ, vì quan điểm của họ cho rằng đây là cuộc chiến tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, nhiều bài hát của ông lại rất thịnh hành trong công chúng cho đến hôm nay.
Năm 1961 vì bắt buộc phải trốn lính nên ông thi và theo học ngành Tâm lý giáo dục trẻ em tại trường Sư phạm Qui Nhơn. Sau khi tốt nghiệp ông dạy tại 1 trường tiểu học ở Bảo Lộc, Lâm Đồng
Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản năm 1970 như Diễm Xưa (do Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt), Ca dao Mẹ, Ngủ đi con.
Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên đài truyền thanh Sài Gòn hát bài Nối vòng tay lớn, bài hát nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968.
Theo BBC, sau khi chiến tranh kết thúc, gia đình ông di tản sang Mỹ và ông đã phải sống 4 năm trong trại cải tạo. Nhưng cũng có những nguồn tin theo tác giả Bùi Đức Lạc thì Trịnh Công Sơn chỉ đi kinh tế mới vài năm chứ không hề có cải tạo hay ông đi học tập 2 năm ở Cồn Tiên. . Một thời gian dài sau 1975, nhạc của ông bị cấm đoán ở tại Việt Nam hay bị một ít người ngấm ngầm tẩy chay ở hải ngoại.
Những năm sau 1975, sau thời gian tập trung lao động, ông làm việc tại Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, và có viết một số bài có nội dung ca ngợi chế độ mới như Thành phố Mùa Xuân, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ… Sau đó nhà nước Việt Nam đã nới lỏng quản lý văn nghệ, ông lại tiếp tục đóng góp nhiều bản tình ca có giá trị.
Ông cũng là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 ông thủ vai chính trong phim Đất khổ . Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho công chúng xem 2 lần rồi không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do “có tính phản chiến” . Sau năm 1975, bộ phim không được trình chiếu tại Việt Nam. Cuối cùng, một bản phim đã về tay nhà thơ Đỗ Trung Quân. Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996.
Ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường lúc 12h45 ngày 1 tháng 4 năm 2001 (tức ngày 8 tháng 3 năm Tân Tỵ). Từ đó hàng năm giới hâm mộ đều lấy ngày này làm ngày tưởng niệm
Suốt đời, Trịnh Công Sơn yêu nhiều nhưng không chính thức kết hôn với ai, và cũng chưa chính thức công nhận con.
Sự nghiệp sáng tác
Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 600 ca khúc, những tác phẩm không những mang đậm một phong cách riêng mà còn gửi gắm một triết lý. Ông từng lý giải cho cái sự sáng tác của mình: “Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo…”
Nhạc tình
Tình yêu là đề tài lớn nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tình của họ Trịnh tưởng chừng không biết mai một theo năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với Ướt mi đã nổi tiếng cho đến thập niên 1990 vẫn có những bản tình ca thấm thía: Như một lời chia tay, Xin trả nợ người…
Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thường nói lên tâm trạng buồn chán, cô đơn như trong Sương đêm, Ướt mi, những khúc tình ngầm mang sầu ly biệt như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái gì đã qua: Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ… Ngoài ra còn những bài triết lý tình, mang một bóng dáng ngậm ngùi, lặng lẽ của người tình từng trải: Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng…
Những bài hát này có giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với tiết tấu chậm, thích hợp với điệu Slow, Blues hay Boston. Phần lời được đánh giá cao nhờ đậm chất thơ, bề ngoài trông mộc mạc nhưng rất thâm trầm sâu sắc, đôi khi mang những yếu tố tượng trưng, siêu thực.
Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam, nhạc sĩ Thanh Tùng từng gọi Trịnh Công Sơn là “người Việt viết tình ca hay nhất thế kỷ”.
Nhạc phản chiến
Tên tuổi của Trịnh Công Sơn còn gắn liền với một loại nhạc mang tính chất chống lại chiến tranh, ca ngợi hòa bình mà người ta thường gọi là nhạc phản chiến, sau này tài tử hơn và để tránh nhầm lẫn với những ca khúc phản chiến của tác giả khác, người ta gọi là Ca khúc da vàng.
Theo Bửu Chỉ, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng năm 1965- 1966. Năm 1966, ông cho ra đời tập Ca khúc Trịnh Công Sơn, trong đó có manh nha một xu hướng chính trị yếm thế. Đến năm 1967, nhạc Trịnh lên đến đỉnh cao của sự phản chiến bằng tập Ca khúc da vàng. Năm sau, ông cho ra tiếp tập Kinh Việt Nam. Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành được hai tập nhạc phản chiến là Ta phải thấy mặt trời và Phụ khúc da vàng
Nhạc phản chiến của họ Trịnh phần lớn viết bằng điệu Blues, cộng với lời ca chân tình thống thiết, trở nên những bài hát rất cảm động nhưng không hề yếu đuối, bỉ mị. Những bản nhạc này được ông cùng Khánh Ly đem đi hát ở nhiều nơi tại miền Nam, được nhiều người nhất là giới sinh viên nhiệt tình ủng hộ. Đây cũng là loại nhạc làm cho danh tiếng của Trịnh Công Sơn lan ra thế giới: nhờ nhạc phản chiến ông được một Đĩa Vàng (giải thưởng âm nhạc) tại Nhật và có tên trong tự điển bách khoa Encyclopédie de tous les pays du monde của Pháp
Nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn được cho là có vai trò không nhỏ trong giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam. Cũng vì loại nhạc này mà ông đã bị tẩy chay nhiều lần từ cả hai phe đối địch. Nhưng về phía Trịnh Công Sơn, không thể phủ nhận rằng ông đã trở thành một tên tuổi đặc biệt nhờ vào dòng nhạc này.
Cho đến nay, sau hơn 30 năm hòa bình, rất nhiều bài hát của ông vẫn còn bị cấm trình diễn tại Việt Nam, dù rất phổ biến (và được Khánh Ly phát hành băng nhạc) tại miền Nam trong thời chiến tranh Việt Nam (như bài Chính chúng ta phải nói hòa bình, Hát trên những xác người, Ta đi dựng cờ, Ta quyết phải sống)
Nhạc khác
Ngoài các bản nhạc tình và nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn còn để lại những tác phẩm viết về quê hương: Chiều trên quê hương tôi, viết cho trẻ em: Em là hoa hồng nhỏ, Mẹ đi vắng, và cả những bài nhạc đỏ: Huyền thoại mẹ, Em ở nông trường – em ra biên giới, Nối vòng tay lớn, Ánh sáng Mạc Tư Khoa, Chưa mất niềm tin, Huế – Sài Gòn – Hà Nội… Trong đó nổi tiếng hơn cả là các bài “Em là hoa hồng nhỏ” và “Nối vòng tay lớn” – có thể nói rằng không một thanh thiếu niên Việt Nam nào lại không biết đến hai bài hát này.
Thơ
Có khá nhiều bài thơ (văn vần không được phổ nhạc) của ông hoặc được cho là của ông hiện đang được truyền tụng trên các diễn đàn.
Hội họa
Cũng giống như đàn anh Văn Cao, Trịnh Công Sơn để lại khá nhiều tác phẩm hội họa, bút tích.
Một số trong đó hiện còn được lưu giữ và trưng bày tại Hội Ngộ Quán.
Vinh dự
- Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài “Ngủ đi con” (trong Ca khúc da vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly. Năm 1979, hãng đĩa Nippon Columbia mời Khánh Ly thu băng lần thứ nhì các nhạc phẩm của ông, cũng vào năm này ca khúc “Ngủ đi con” trở thành 1 hit ở Nhật Bản.
- Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim “Tội lỗi cuối cùng”
- Giải Nhất của cuộc thi “Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh” với bài “Em ở nông trường, em ra biên giới”
- Giải Nhất cuộc thi “Hai mươi năm sau” với bài “Hai mươi mùa nắng lạ”
- Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát: “Xin trả nợ người”, “Sóng về đâu”, “Em đi bỏ lại con đường”, “Ta đã thấy gì hôm nay”
- Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển bách khoa Pháp Encyclopédie de tous les pays du monde (Coll. Les Millions)
Đóng góp cho điện ảnh
* Diễn viên: phim “Đất khổ” * Viết nhạc và bài hát cho phim: 1. Cánh đồng hoang[37] * Nhạc và bài hát được sử dụng trong phim 1. Mùa hè chiều thẳng đứng 2. Công chúa teen và ngũ hổ tướng (bài “Để gió cuốn đi”) * Phim về Trịnh: Trịnh Công Sơn – sống và yêu của đạo diễn Lê Dân (Lê Hữu Phước)
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Hướng dẫn cách đấu đèn xi nhan xe máy chính xác nhất
- Cách kết nối iPhone, điện thoại Android với màn hình máy tính đơn giản – Thegioididong.com
- Tổng hợp các shop bán ốp điện thoại đẹp trên Shopee với giá rẻ từ 10-25k
- Top 3 app nghe radio trên iPhone không cần internet cực hay 2021 – 4G Mobifone – Trang cung cấp thông tin 4G chính thức của Mobifone
- Cách chia sẻ vị trí trên Zalo dễ dàng nhất