Teo Cơ Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị, Phục Hồi

Teo cơ chân là tình trạng suy giảm khối lượng cơ kèm theo yếu ở chân, thường xảy ra do thiếu hoạt động thể chất dẫn đến hao mòn cơ bắp. Trong nhiều trường hợp, teo cơ có thể được cải thiện bằng vật lý trị liệu kết hợp siêu âm và chế độ ăn uống lành mạnh. Một số trường hợp khác không thể phục hồi và gây bại liệt.

Teo cơ chân
Teo cơ chân là tình trạng suy giảm khối lượng cơ ở chân kèm theo yếu cơ do nhiều cơ chế tác động

Teo cơ chân là gì?

Teo cơ chân là tình trạng suy giảm khối lượng cơ ở chân kèm theo yếu cơ. Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân bị chấn thương khiến họ không thể hoặc khó đi lại trong thời gian dài. Lâu ngày dẫn đến hiện tượng hao mòn cơ bắp do thiếu hoạt động thể chất và khả năng vận động.

Ngoài ra bệnh cũng có thể xảy ra do quá trình lão hóa, suy dinh dưỡng, dùng thuốc hoặc một số bệnh lý làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc cơ xương, bệnh nhân cần nằm bất động trên giường trong thời gian dài.

Teo cơ đặc trưng bởi hiện tượng mất cơ khiến bắp chân, đùi và một số vị trí bị ảnh hưởng nhỏ hơn so với bình thường nhưng không ngắn cơn. Thông thường mất cơ kèm theo yếu cơ, bệnh nhân có thể cử động nhưng không linh hoạt hoặc không thể thực hiện những động tác cần sử dụng cơ.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, teo cơ chân có thể được phục hồi bằng các biện pháp chăm sóc. Điển hình như teo cơ do suy dinh dưỡng có thể hồi phục bằng liệu pháp dinh dưỡng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khác, suy giảm khối cơ không thể phục hồi hoàn toàn, đặc biệt là những trường hợp nặng, xảy ra do mắc bệnh ung thư.

Triệu chứng của bệnh teo cơ chân

Mất khối lượng cơ nạc là triệu chứng đặc trưng của bệnh teo cơ chân. Tuy nhiên triệu chứng này thường khó phát hiện ở những bệnh nhân bị thừa cân béo phì, phù nề hoặc thay đổi khối lượng mỡ.

Ngoài ra người bệnh có thể tham khảo thêm một số triệu chứng dưới đây để nhận biết:

  • Teo lõi hoặc cơ bắp chân
  • Suy nhược ngày càng tăng
  • Chân nhỏ nhưng không ngắn hơn so với bình thường
  • Khó khăn hoặc không thể đi bộ hay thực hiện các hoạt động thể chất (tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng)
  • Khó khăn khi leo cầu thang, đứng dậy hoặc đứng lâu một chỗ
  • Dễ té ngã
  • Thay đổi dáng đi

Teo cơ trong thời gian đầu thường không được phát hiện. Phần lớn các trường hợp thăm khám khi đã mất một lượng cơ đáng kể.

Triệu chứng teo cơ chân
Teo cơ chân dẫn đến teo lõi hoặc cơ bắp chân, chân nhỏ nhưng không ngắn hơn so với bình thường, suy nhược tăng

Nguyên nhân gây teo cơ chân

Cơ xương là nơi lưu trữ các axit amin. Chúng được sử dụng khi nguồn cung cấp dinh dưỡng thấp hoặc nhu cầu cao. Trong trường hợp nhu cầu trao đổi chất vượt trội hơn so với kết quả tổng hợp protein, tình trạng suy giảm khối lượng cơ sẽ xảy ra. Chế độ ăn uống nghèo nàn, tình trạng sức khỏe và sự tác động của một số bệnh lý làm thay đổi cảm giác thèm ăn có thể gây ra sự mất cân bằng này.

Một số nguyên nhân khác:

+ Bất động trong thời gian dài

Bất động trong thời gian dài là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng teo cơ chân. Tình trạng này có thể xảy ra ở một chân do gãy xương cần bó bột, chấn thương hoặc xảy ra ở cả hai chân do nằm trên giường trong thời gian dài.

Đối với teo cơ do bất động, các biểu hiện có thể bắt đầu sau 10 đến 42 ngày. Cụ thể có khoảng 0,5 – 0,6% tổng khối lượng cơ sẽ mất đi mỗi ngày tùy theo thể trạng mỗi người. Đối với người cao tuổi, khối lượng cơ mất đi do bất động thường cao và nhanh hơn so với thông thường.

Theo nghiên cứu, không dùng cơ trong thời gian dài (trên 10 ngày) khiến tốc độ tổng hợp protein cơ thấp hơn so với quá trình phân hủy protein cơ. Từ đó gây ra tình trạng mất cơ.

+ Hội chứng suy mòn

Hội chứng suy mòn có thể gây mất cơ liên tục mà không có đáp ứng với liệu pháp dinh dưỡng. Hội chứng này thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tim sung huyết, bệnh thận mãn tính và AIDS.

Teo cơ chân do hội chứng suy mòn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, chức năng và tình trạng sức khỏe và thường cho ra kết quả điều trị kéo. Hầu hết bệnh nhân không thể hồi phục hoàn toàn.

+ Sarcopenia

Sarcopenia là hiện tượng mất sức mạnh, chất lượng và khối lượng cơ xương do quá trình lão hóa. Sarcopenia gây teo cơ, suy giảm số lượng sợi cơ chuyển sang co giật chậm hoặc suy giảm sợi cơ xương loại I chuyển sang co giật nhanh hoặc suy giảm sợi cơ loại II.

Đối với trường hợp này, tỉ lệ mất cơ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, mức độ luyện tập, bệnh lý đi kèm và nhiều yếu tố khác. Chính vì thế giảm cơ xương do Sarcopenia xảy ra do nhiều cơ chế và được xem là kết quả của các thay đổi. Sarcopenia có thể gây suy giảm chức năng, nguy cơ tàn tật cao.

Sarcopenia
Sarcopenia thể hiện cho tình trạng mất sức mạnh, chất lượng và khối lượng cơ xương do quá trình lão hóa

+ Nội tiết

Teo cơ (đặc biệt là teo cơ chân) có thể tiến triển do một số tình trạng liên quan đến rối loạn hệ thống nội tiết như suy giáp, bệnh Cushing…

+ Các bệnh lý về cơ

Teo cơ chân thường xảy ra do một số bệnh lý về cơ. Cụ thể:

  • Chứng loạn dưỡng cơ
  • Viêm cơ
  • Xơ cứng teo cơ một bên…

THAM KHẢO: Giải pháp DỨT ĐIỂM viêm cơ xương khớp KHÔNG TÂN DƯỢC, KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

+ Tổn thương hệ thần kinh trung ương

Teo cơ thường tiến triển sau những tổn thương ở tủy sống hoặc tế bào thần kinh trong não. Trường hợp này thường gây teo cơ cục bộ hoặc chỉ chi dưới kèm theo yếu/ liệt tương tự như trong chấn thương tủy sống và đột quỵ. Teo cơ toàn thân sẽ xảy ra khi có những tổn thương lan rộng hơn như bại não hoặc chấn thương sọ não.

+ Tổn thương hệ thần kinh ngoại vi

Sự suy giảm khối lượng cơ có thể xảy ra sau một bệnh lý hoặc chấn thương làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên cung cấp các cơ cụ thể. Điển hình như:

  • Tổn thương dây thần kinh do biến chứng phẫu thuật hoặc chấn thương
  • Dây thần kinh bị chèn ép
  • Bệnh Charcot Marie Tooth và một số bệnh di truyền khác.

+ Thuốc

Một số loại thuốc có khả năng tác dụng trực tiếp lên cơ hoặc gây độc dẫn đến teo cơ. Điển hình như Doxorubicin, Glucocorticoid…

+ Do gen

Teo cơ chân có thể xảy ra ở trẻ em do khiếm khuyết hoặc có sai lệch trong bộ gen. Nguyên nhân là do các vấn đề ở bộ gen làm ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp protein của cơ thể. Từ đó làm giảm sức mạnh và sự hình thành của cơ dẫn đến teo cơ bẩm sinh.

Teo cơ chân có thể xảy ra ở trẻ em do khiếm khuyết hoặc có sai lệch trong bộ gene
Teo cơ chân ở trẻ em do khiếm khuyết hoặc có sai lệch trong bộ gen làm ảnh hưởng quá trình sinh tổng hợp protein

+ Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, teo cơ chân còn xảy ra do một số tình trạng sau:

  • Suy dinh dưỡng
  • Bỏng
  • Bệnh cơ, đau và yếu cơ liên quan đến rượu
  • Chấn thương dẫn đến gãy xương hoặc vòng bít bị rách
  • Sử dụng corticosteroid dài hạn
  • Bệnh viêm xương khớp làm hạn chế các chuyển động của khớp
  • Teo cơ tủy sống
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bại liệt
  • Hội chứng Guillain-Barre. Đây là một tình trạng tự miễn dịch gây ra triệu chứng yếu cơ và viêm dây thần kinh
  • Viêm da cơ gây ra hiện tượng phát ban trên da và yếu cơ
  • Ung thư
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Tai biến mạch máu não
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc gặp vấn đề về nuốt

ĐỌC THÊM: Giải pháp ĐẶC TRỊ thoát vị đĩa đệm Quân Dân 102 được NSƯT Trần Đức tin tưởng lựa chọn

Sinh lý bệnh

Nhìn chung teo cơ chân xảy ra do sự mất cân bằng giữa quá trình thoái hóa protein và quá trình tổng hợp protein so với thông thường. Ngoài ra teo cũng có thể là kết quả của một hoặc nhiều cơ chế khác.

Đối với sức khỏe của cơ xương, cấp độ và chức năng của ty thể rất quan trọng. Chúng tham gia vào quá trình phát triển và duy trì hệ cơ xương. Vì thế người bệnh có thể mắc chứng teo cơ nếu có những thay đổi bất lợi liên quan đến cấp độ của cơ thể. Ngoài ra teo cơ do không dùng cơ thường liên quan đến sự suy giảm chất lượng và mật độ của ty thể.

Proteasome (phức hợp protein phân hủy protein hư hỏng hoặc những protein không cần thiết)/ các ATP -dependent ubiquitin là một cơ chế tác động khiến protein bị phân hủy trong cơ bắp. Trường hợp này liên quan đến hiện tượng những protein cụ thể được gắn thẻ để làm hư hỏng và phá hủy ubiquitin. Ubiquitin là một peptide nhỏ cho phép proteasome nhận biết để tiến hành phân hủy protein.

Teo cơ chân có nguy hiểm không?

Teo cơ chân là một tình trạng nguy hiểm cần được áp dụng chế độ ăn uống đủ chất kết hợp điều trị y tế ngay lập tức. Bởi việc sai lệch trong quá trình điều trị hoặc điều trị không kịp thời có thể khiến bệnh nhân giảm khả năng vận động và bại liệt.

Chính vì thế khi nhận thấy sự suy giảm của những khối cơ cùng các triệu chứng đi kèm người bệnh cần nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện để được chẩn đoán xác định và hướng dẫn các phương pháp điều trị thích hợp.

Chẩn đoán teo cơ chân

Teo cơ chân là hệ quả của chấn thương và các vấn đề về sức khỏe. Chính vì thế, ngoài kiểm tra các biểu hiện lâm sàng, người bệnh sẽ được yêu cần thực hiện một số thử nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân, đánh giá mức độ nghiêm trọng và khả năng phục hồi.

1. Chẩn đoán cận lâm sàng

Đầu tiên người bệnh sẽ được yêu cầu mô tả triệu chứng và trả lời một số câu hỏi gồm:

  • Bệnh sử và chấn thương cũ
  • Loại thuốc đang dùng hoặc được sử dụng trước đó (bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn)
  • Những biểu hiện toàn thân (nếu có)
  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày
  • Yếu tố nghề nghiệp
  • Tiền sử gia đình ở trẻ bị teo cơ

Bác sĩ có thể quan sát vị trí bị ảnh hưởng để chẩn đoán sơ bộ về mức độ teo cơ.

Chẩn đoán cận lâm sàng
Chẩn đoán cận lâm sàng teo cơ chân dựa trên triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh và chấn thương cũ

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Một số kỹ thuật sẽ được chỉ định để loại trừ một số bệnh lý liên quan và đánh giá chính xác nguyên nhân gây teo cơ chân.

  • Chụp MRI hoặc CT: Chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT) thường được chỉ định trong chẩn đoán teo cơ. Cả hai kỹ thuật này đều cho hình ảnh chi tiết về khối lượng cơ giúp xác định những thay đổi.
  • Chụp X-quang: Chụp X-quang giúp loại trừ những bệnh lý liên quan đến xương làm tăng nguy cơ teo cơ.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu kiểm tra nồng độ urê được sử dụng để ước tính khối lượng cơ mất đi trong những trường hợp mất cơ nhanh chóng. Kỹ thuật này mang đến độ chính xác cao.
  • Điện cơ (EMG): Điện cơ (EMG) được sử dụng khi có nghi ngờ tổn thương dây thần kinh do chấn thương hoặc bệnh lý là nguyên nhân gây teo cơ.
  • Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh: Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh là kỹ thuật nghiên cứu phản ứng của cơ và thần kinh. Kỹ thuật này giúp đánh giá vị trí tổn thương và sự mất phân bố thần kinh của cơ.
  • Sinh thiết cơ hoặc thần kinh: Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng, khối lượng cơ mất đi và khả năng phục hồi, sinh thiết cơ hoặc thần kinh có thể được chỉ định.
  • Xét nghiệm máu: Người bệnh được yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra quá trình sinh tổng hợp protein. Đồng thời loại trừ nguyên nhân là những bệnh lý liên quan.

Phương pháp điều trị teo cơ chân

Khi được điều trị, tình trạng teo cơ có thể được kiểm soát và ngăn ngừa. Trong một số trường hợp, điều trị có thể giúp bệnh nhân bị teo cơ phục hồi. Các phương pháp điều trị teo cơ chân thường bao gồm:

1. Tối ưu hóa tình trạng dinh dưỡng

Tối ưu hóa tình trạng dinh dưỡng thường được áp dụng cho hầu hết các trường hợp bị teo cơ. Tuy nhiên những bệnh nhân bị teo cơ do hội chứng hao mòn hầu như không có đáp ứng với phương pháp này.

+ Calo và protein

Đối với liệu pháp dinh dưỡng, bệnh nhân được yêu cầu bổ sung đủ hàm lượng protein và calo cần thiết để đảm bảo quá trình sinh tổng hợp protein. Từ đó ngăn ngừa tình trạng teo cơ chân và tăng khả năng hồi phục. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và các yếu tố chuyển hóa, nhu cầu protein của mỗi bệnh nhân có thể thay đổi đáng kể. Vì thế người bệnh nên bổ sung hàm lượng protein cao để phòng ngừa tình trạng thiếu hụt.

Một số thực phẩm giàu protein tốt cho người bị teo cơ chân gồm:

  • Trứng
  • Thịt ức gà
  • Sữa
  • Yến mạch
  • Phô mai Cottage
  • Bông cải xanh
  • Hạnh nhân
  • Cá ngừ
  • Thịt bò nạc
  • Diêm mạch
  • Đậu lăng
  • Đậu phộng
  • Cải Brussels
  • Tôm…

+ Axit amin chuỗi nhánh (BCAA)

Bên cạnh protein, người bệnh nên bổ sung thêm axit amin chuỗi nhánh (BCAA) thông qua chế độ ăn uống, đặc biệt là leucine. Bởi thành phần này có khả năng ức chế sự phân hủy protein và kích thích quá trình tổng hợp cơ.

Người bệnh có thể sử dụng thực phẩm chức năng chứa β-Hydroxy β-methylbutyrate (HMB). Đây là một chất chuyển hóa của leucine. Chất này đã được chứng minh mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị và phòng ngừa mất khối lượng cơ bắp xảy ra do một số cơ chế gây teo cơ ở người. Đặc biệt có thể mang đến hiệu quả cao đối với bệnh nhân bị sarcopenia.

Đối với người lớn tuổi, bổ sung β-Hydroxy β-methylbutyrate (HMB) giúp duy trì khối lượng cơ nạc và phòng ngừa teo cơ chân tiến triển. Tuy nhiên hiệu quả điều trị từ HMB có thể khác nhau ở từng cá thể do khả năng hấp thụ và tình trạng sức khỏe.

XEM THÊM: BẢN TIN VTV2 về giải pháp chăm sóc, điều trị cơ xương khớp kết hợp Đông – Tây y hiệu quả TOÀN DIỆN

Tăng bổ sung calo và protein
Tăng bổ sung calo, protein và axit amin chuỗi nhánh (BCAA) giúp ngăn teo cơ chân và tăng khả năng hồi phục

2. Hoạt động thể chất

Bệnh nhân bị teo cơ được khuyên thường xuyên đi lại, vận động và tập thể dục mỗi ngày. Bởi điều này có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp kích thích cơ đồng hóa, làm chậm hoặc phục hồi sự teo cơ. Đối với người lớn tuổi, hoạt động thể chất đã được chứng minh có khả năng giảm teo cơ và tăng cường sức đề kháng.

Ngoài ra tập thể dục mỗi ngày còn giúp người bệnh duy trì hoạt động của các cơ quan trong thể, tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, bảo vệ tim mạch, kích thích lưu thông máu. Đồng thời duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh, giảm đau, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ.

3. Kích thích điện chức năng

Đối với những bệnh nhân bị hạn chế về thể chất, không thể tập thể dục (điển hình như liệt nửa người), người bệnh sẽ được kích thích điện chức năng (FES) nhằm mục đích kích thích cơ từ bên ngoài. Đây là một kỹ thuật dùng xung điện năng lượng thấp để kích thích và tạo ra những chuyển động cơ thể một cách nhân tạo. Kỹ thuật này phù hợp với những bệnh nhân liệt nửa người dẫn đến teo cơ do tổn thương hệ thần kinh trung ương .

Cụ thể kích thích điện chức năng tạo ra sự co cơ ở chân hoặc tay bị tê liệt. Từ đó ngăn teo cơ và tạo ra các chức năng như đứng, đi lại, làm rỗng bàng quang và cầm nắm. Ngoài ra phương pháp này còn có tác dụng phát triển các chất hỗ trợ thần kinh giúp thay thế vĩnh viễn các chức năng bị suy giảm. Tuy nhiên kích thích điện chức năng chỉ được sử dụng như một liệu pháp ngắn hạn.

4. Thuốc

Mặc dù không phổ biến nhưng một số loại thuốc có thể được sử dụng cho những trường hợp teo cơ nghiêm trọng. Thông thường người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng các thuốc chứa steroid đồng hóa (như methandrostenolone). Thuốc này có khả năng làm chậm sự suy giảm khối cơ và giảm các biểu hiện đi kèm. Tuy nhiên việc sử dụng steroid đồng hóa bị hạn chế do thuốc có thể gây một số tác dụng phụ nghiêm trọng.

Ngoài ra người bệnh có thể được hướng dẫn sử dụng thuốc điều biến thụ thể androgen chọn lọc. Thuốc này có tác dụng thúc đẩy sự tái tạo và phát triển mô cơ, xương. So với steroid đồng hóa, thuốc điều biến thụ thể androgen chọn lọc có ít tác dụng phụ hơn.

5. Vật lý trị liệu

Tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây teo cơ chân, người bệnh sẽ được các nhà vật lý trị liệu thiết kế một chương trình luyện tập thích hợp, đồng thời hướng dẫn cách tập thể dục chính xác. Phương pháp này có tác dụng cải thiện khả năng vận động, kích thích tăng khối lượng cơ, giúp thư giãn cơ và hệ xương khớp.

Ngoài ra vật lý trị liệu còn có tác dụng giảm căng cơ, kích thích lưu lưu thông máu và tăng cường sức khỏe tổng thể. Đối với những trường hợp teo cơ nghiêm trọng, đi lại và vận động khó khăn, người bệnh sẽ được hỗ trợ luyện tập.

Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có tác dụng cải thiện khả năng vận động, kích thích tăng khối lượng cơ, giúp thư giãn cơ và hệ xương khớp

6. Liệu pháp siêu âm

Liệu pháp siêu âm được sử dụng để thúc đẩy quá trình chữa lành mô, kích thích tăng khối lượng cơ và điều trị đau mãn tính. Tùy thuộc vào tình trạng, người bệnh sẽ được suy âm trị liệu với hai kỹ thuật sau:

  • Sưởi ấm sâu: Đối với sưởi ấm sâu, chuyên gia sử dụng sóng siêu âm trị liệu để tác động và cung cấp nhiệt sâu cho các mô mềm nhằm tăng lưu lượng máu lưu thông đến mô đó. Điều này giúp giảm đau, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương, tăng khối cơ, cải thiện sự linh hoạt của cơ bắp. Đồng thời khôi phục toàn bộ chuyển động.
  • Xâm thực: Kỹ thuật này dùng năng lượng siêu âm để tạo bọt khí xung quanh mô bị thương và kích thích sự co lại nhanh chóng. Từ đó tăng tốc độ chữa bệnh.

7. Phẫu thuật

Phẫu thuật sẽ được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị teo cơ chân kèm theo suy giảm khả năng vận động và biến dạng dị hình do cơ bắp, da, dây chằng hoặc gân quá căng
  • Teo cơ do rách gân gây ra
  • Teo cơ do suy dinh dưỡng

Phương pháp phẫu thuật có tác dụng điều chỉnh dị hình và cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân.

CHUYÊN GIA TƯ VẤN PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ PHÙ HỢP – TƯ VẤN MIỄN PHÍ

CTA

Biện pháp phòng ngừa teo cơ chân

Không thể ngăn chặn hoàn hoàn do teo cơ chân xảy ra do nhiều cơ chế. Tuy nhiên nguy cơ teo cơ có thể giảm đáng kể khi áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Duy trì hoạt động thể chất, nên tập thể dục từ 30 – 60 phút mỗi ngày tùy theo độ tuổi để kích thích tăng khối lượng cơ, tăng cường sức cơ, chống teo cơ. Tránh nằm bất động trên giường hoặc không sử dụng cơ trên 10 ngày.
  • Bổ sung đủ chất thông qua chế độ ăn uống. Đặc biệt cần đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu protein của cơ thể.
  • Áp dụng những biện pháp tăng cân đối với những trường hợp suy dinh dưỡng.
  • Đối với những bệnh nhân có vấn đề về thần kinh dẫn đến liệt nửa người hoặc khó vận động, người bệnh nên áp dụng phương pháp kích thích điện chức năng (FES) hoặc vận lý trị liệu theo sự hướng dẫn của các chuyên gia. Biện pháp này giúp bệnh nhân vận động thụ động và giảm nguy cơ teo cơ.
  • Điều trị dứt điểm hoặc áp dụng các phương pháp kiểm soát những bệnh lý có khả năng gây teo cơ.
  • Hạn chế sử dụng những loại thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ gây teo cơ.
  • Đối với những trường hợp có bất thường ở bộ gen (di truyền), bạn cần thường xuyên đến bệnh viện để thăm khám và áp dụng các phương pháp điều trị dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Duy trì hoạt động thể chất
Duy trì hoạt động thể chất giúp kích thích tăng khối lượng cơ, tăng cường sức cơ, duy trì chức năng vận động, chống teo cơ

Teo cơ chân xảy ra do nhiều nguyên nhân và cơ chế tác động. Trong đó, ăn uống thiếu chất, thiếu vận động, quá trình thoái hóa ở người lớn tuổi, hội chứng hao mòn,Sarcopenia và tổn thương thần kinh là những nguyên nhân thường gặp. Để ngăn chặn và cải thiện, người bệnh sẽ được hướng dẫn điều trị với các phương pháp thích hợp. Tuy nhiên hiệu quả còn phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng.

THÔNG TIN THAM KHẢO:

  • Nhức mỏi đầu gối: Nguyên nhân và CÁCH ĐIỀU TRỊ
  • Nhức chân từ đầu gối trở xuống: Nguyên nhân và cách điều trị
  • ĐỨNG DẬY từ xe lăn, ngài viện trưởng tìm lại sức mạnh đôi chân với 1 bài thuốc thảo dược

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *