Bản quyền chưa bao giờ là một câu chuyện dễ dàng, nhất là khi bạn không có những hiểu biết căn bản về tài sản sở hữu trí tuệ quan trọng này. Nhiều vấn đề rắc rối có thể nảy sinh khi bạn dự định khởi tạo một video gồm nhiều nội dung và bản nhạc, làm video dạng parody hay cover lại một bài hát yêu thích của ca sĩ nào đó và đăng lên trang Youtube cá nhân. Tuy nhiên, thực tế thì vấn đề bản quyền sẽ không đơn giản chỉ là như vậy.
Trừ phi bạn dự định dựng video cho mục đích cá nhân mà không đăng tải lên bất kỳ phương tiện nào. Còn không bạn sẽ phải thực hiện xin phép sử dụng bài hát hoặc bản nhạc đó trước khi chúng được đăng tải trên những trang web chia sẻ video mở như Youtube.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không xin phép?
Nói về tình huống khả quan nhất, bạn không xin phép bản quyền sử dụng nhạc để dùng trong video của mình, rất có thể đến một lúc nào đó bạn sẽ bị yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm đso nó xuống. Ngoài ra, bạn còn có thể sẽ phải đối mặt với những kịch bản nghiêm trọng hơn, ví dụ khi đăng video lên Youtube, bạn cũng sẽ dễ bị gắn cờ vi phạm bản quyền vào tài khoản Youtube của mình, Youtube sẽ gỡ bỏ nó hoặc phần âm thanh bị tắt tiếng (kể cả khi bạn chỉ dùng bản nhạc đó làm nhạc nền trong video). Mọi khoản tiền quảng cáo bạn dự định dùng sẽ bị tước mất và phải trao cho người giữ bản quyền bản nhạc/bài hát đó; thậm chí trong trường hợp xấu nhất là bạn có thể bị kiện ra tòa.
Chính vì vậy, để tránh xa khỏi những rắc rối pháp lý cùng những mức phạt không nhỏ đi kèm, bạn cần nghĩ đến việc nghiêm túc xin phép bản quyền trước khi sử dụng bất kỳ loại nhạc nào.
Làm thế nào để xin phép bản quyền sử dụng nhạc?
Bước đầu tiên để xin phép bản quyền sử dụng đó là bạn cần phải xác định ai là chủ sở hữu bản quyền sở hữu trí tuệ của bản nhạc/ghi âm/bài hát đó, rồi tìm cách để liên hệ, đàm phán với họ.
Vậy làm thế nào để tìm chủ sở hữu của bản nhạc/bài hát?
Thông thường việc liên hệ với chủ sở hữu bản quyền sẽ là bước khó khăn nhất, tuy nhiên không phải là không quá khó nếu bạn biết cách.
Bạn có thể tìm số liên hệ thông qua các Hiệp hội, như Hội nhạc sĩ Việt Nam, các trung tâm ủy quyền mà nhiều nhạc sĩ gửi tác phẩm như Trung tâm bảo vệ quyền tác giả,…để thông qua họ liên hệ với chủ sở hữu tác phẩm mà bạn muốn xin phép.
Khi đã có số liên hệ hoặc email, bạn phải nêu rõ bài hát/bản nhạc hoặc tác phẩm bạn muốn sử dụng, giới thiệu về bản thân và giải thích bạn dự định dùng bản nhạc ở đâu và như thế nào. Nếu bạn không định sử dụng vào mục đích thu lợi nhuận hoặc chủ đích để khai thác thương mại thì bạn phải đề nghị được chủ sở hữu xác nhận bằng việc ký và gửi lại bản xác nhận đó.
Đôi khi bạn có thể xin phép sử dụng một cách miễn phí nhưng nếu bạn muốn sử dụng vào mục đích kiếm lợi nhuận thì bạn sẽ cần trả phí cho chủ sở hữu.
Bản quyền nhạc trên Youtube và một số điều cần biết
Video livestream (bán hàng, chơi game,…) là thuộc sở hữu của bạn. Tuy nhiên, nếu trong phần livestream vô tình xuất hiện hình ảnh, âm thanh,…mà không thuộc quyền sở hữu của bạn thì bạn đã là vi phạm bản quyền.
Ngoài ra, việc tự ý sử dụng những ca khúc không thuộc quyền sở hữu của bạn để viết lại lời, remix hay cover lại mà chưa xin phép chủ sở hữu/tác giả thì đều tính là vi phạm bản quyền.
Nếu bạn đã xin phép chủ sở hữu để dùng nội dung gốc của họ trong video của mình, điều này không đồng nghĩa với việc video đấy được phép sử dụng vào mục đích thương mại bởi việc đó về bản chất là tạo điều kiện cho video của bạn hiển thị trên Youtube để phát triển lượt xem (tăng subscribe, tăng like).
Còn cách nào khác để sử dụng nhạc mà không vi phạm bản quyền không
Nếu bạn dù đã cố gắng xin liên hệ hoặc đã liên hệ nhưng bất thành hoặc không đạt được thỏa thuận với tác giả/chủ sở hữu, còn có một lựa chọn khác. Đó là việc sử dụng kho nhạc sẵn có của Youtube tại Thư viện Audio mà không sợ bị báo cáo vi phạm bản quyền, bị gắn cờ hay bị gỡ video. Có hàng trăm ngàn các thể loại nhạc miễn phí được sử dụng cho người khởi tạo nội dung trên Youtube nhằm tạo điều kiện giúp bạn xây dựng nội dung cho mục đích của mình.
Để được tư vấn các vấn đề về bản quyền, sở hữu trí tuệ hay đăng ký bản quyền cho chương trình truyền hình, tác phẩm văn học nghệ thuật như tác phẩm âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, kiến trúc, nghệ thuật dân gian, phần mềm lập trình máy tính, v.v… vui lòng liên hệ văn phòng Luật chúng tôi – Đại diện Sở hữu trí tuệ được cấp phép của Cục Sở hữu trí tuệ và Cục Bản quyền tác giả:
Công ty Sở hữu Trí tuệ BANCA – 15B Triệu Việt Vương, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Vui lòng nói rõ Quý công ty biết tới chúng tôi qua bài viết này khi email tới: [email protected]
Hotline: 0907780812 / 008
Vui lòng trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin từ bài viết này của Banca IP Law Firm!
BANCA IP LAW FIRM – Giải pháp cho mọi vấn đề liên quan đến xác lập và thực thi quyền Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam!
Banca IP Law Firm
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- How to use the auto-click feature on Nox Player
- Mẫu khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng
- Nhảy dây có làm to bắp chân? Lợi ích của tập nhảy dây là gì?
- 5 lí do chính làm cho "cô bé" bị thâm đen – Dung dịch vệ sinh phụ nữ Smoovy
- Kms-R@1N Là Gì – Kmspico Là Gì, Dùng Kmspico Có An Toàn Và Cách Sử – Cúng Đầy Tháng – Trang Tin Tức Online Tổng Hợp