Tiền mất tật mang vì mua lan qua mạng
Giới chơi lan đột biến ở phía bắc những ngày gần đây xôn xao vụ chủ tài khoản Facebook tên Triệu Phong Lan (Vĩnh Phúc) lên tiếng xác nhận vỡ nợ hơn 10 tỉ đồng, phải đến cơ quan công an trình báo.
Khách gọi điện, nhắn tin, thậm chí đến tận nhà siết nợ. Có lần họ thuê đâu khoảng 40 đối tượng xã hội đen, người đầy xăm trổ đến nhà, ngồi chật kín phòng khách gây áp lực đòi nợ, tôi phải tạm lánh đi chỗ khác.
Ông Nguyễn Văn Sự
Nạn nhân chơi lan đột biến vỡ mộng, ôm hận, tha thiết cầu cứu
Chúng tôi đã về thôn Ngược Lập (xã Tam Phúc, H.Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) gặp ông Nguyễn Văn Sự – chủ tài khoản Triệu Phong Lan, chứng kiến ông với gương mặt hốc hác, thất thần sau nhiều ngày mất ăn mất ngủ. Gặp chúng tôi, ông Sự chìa ra xấp đơn tố cáo đã gửi đến công an các tỉnh, thành: Đồng Nai, Hà Nội, Hòa Bình suốt nhiều tháng qua.
Theo ông Sự, trước khi đầu tư vào lan đột biến, ông là thợ điêu khắc mỹ thuật lão luyện, chuyên thi công trang trí nhiều công trình lâu đài, biệt thự hạng sang. Ông Sự chỉ “bập vào” lan đột biến khoảng 2 năm trở lại đây. Vườn lan trên tầng 2 trước là nơi giao dịch của những thương vụ bạc tỉ, nhưng giờ ông phải trả giá đắt cho thú chơi này.
Theo lời ông Sự kể, khoảng từ tháng 10 – 12.2020, ông có liên hệ với anh Trần Văn Tuyến để mua 15 kie (cây con) hoa lan đột biến gồm các giống hồng Yên Thủy, hồng Bạch Tuyết, hồng Á Hậu và hồng Minh Châu. Nơi giao dịch là một nhà vườn ở khu vực ngã ba Trạm (H.Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình). Số giống hoa đặt mua được giao làm 4 đợt, tổng số tiền ông Sự đã trả cho Tuyến là 2,416 tỉ đồng.
Vài tháng sau khi đã mang về vườn chăm sóc, ông Sự phát hiện toàn bộ số lan đột biến mua về từ anh Tuyến bị sai mặt hoa. Sau đó, ông Sự liên lạc lại với Tuyến yêu cầu trả lại tiền, bồi thường thiệt hại như cam kết ban đầu. Nhưng sau nhiều lần hứa hẹn, theo ông Sự, Tuyến đã xóa Facebook, ngắt toàn bộ liên lạc với ông.
Không chỉ giao dịch ở phía bắc, cuối năm 2020, ông Sự đặt vé máy bay tìm vào nhà vườn Bích Du (địa chỉ ở 240/21 An Phước, H.Long Thành, tỉnh Đồng Nai) đặt mua 29 kie lan đột biến với tổng trị giá 3,396 tỉ đồng, nhưng rốt cuộc số kie này cũng không phải là lan đột biến. Khi ông Sự phát hiện bị lừa, Du có hẹn ông Sự trở lại Đồng Nai để giao cây nhận lại tiền.
“Ngày 22.1, khi tôi đi cùng một cán bộ công an tên Cường ở Đồng Nai đến vườn, anh Du có trả lại tôi 200 triệu đồng và hẹn đến sáng 23.1 trả tiếp 594 triệu đồng. Nhưng đến giờ hẹn, anh Du tắt máy, không cách nào liên lạc được nữa”, ông Sự ngậm ngùi cho biết.
Tổng hợp trong lá đơn trình báo ông Sự gửi Công an H.Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), số tiền người đàn ông này bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt là trên 8,4 tỉ đồng. Thực tế, ông Sự đã chi ra 2,4 tỉ đồng đền bù thiệt hại cho khách hàng mua sai giống từ nhà vườn Triệu Phong Lan, nhưng không xuể khi còn nhiều khách mua hoa chưa được trả tiền liên tục đến nhà siết nợ.
Qua điện thoại, ông Sự nhận được rất nhiều tin nhắn đe dọa “hễ gặp ở đâu là giải quyết ở đấy”. Vợ ông Sự đang làm nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống giờ cũng phải đóng quán tạm nghỉ. Con trai ông Sự đi học về, không có bố mẹ ở nhà cũng phải đi ở nhờ nhà người thân. Lo sợ mối nguy hiểm đang rình rập đến người nhà, ông Sự buộc phải công khai tình trạng vỡ nợ cũng như viết đơn trình báo gửi chính quyền địa phương và Công an H.Vĩnh Tường nhờ can thiệp.
Theo anh Sự, anh từng mua giống tại vườn lan Bảo Nam với số tiền hàng trăm triệu đồng, nhưng tất cả đều không phải lan đột biến
Ảnh: NVCC
n
Đất, nhà “tan” theo lan đột biến
Phải bán đi 2 mảnh đất và thế chấp thêm ngôi nhà đang ở vay ngân hàng lấy tiền trả nợ là tình cảnh bi đát của anh N.H.K, chủ vườn lan tại xã Minh Phú (H.Sóc Sơn, Hà Nội).
Anh K. là công nhân làm việc trong một công ty sản xuất xe máy và có thêm nghề tay trái môi giới bất động sản. Hai mảnh đất vừa bán là số tiền tích cóp của hai vợ chồng sau nhiều năm làm ăn, và toàn bộ số tài sản này đã tan theo những cánh hoa lan đột biến khi số tiền gần 2 tỉ đồng bị lừa đảo giờ vẫn “chưa lấy lại được đồng nào”.
Anh K. kể khoảng tháng 8.2020, anh có tìm đến một vườn lan ở số nhà 1, ngõ 83, thôn An Thọ (xã An Khánh, H.Hoài Đức, Hà Nội) đặt mua của một người tên là Bùi Văn Hậu hàng chục chậu lan các loại giống hồng Yên Thủy, 5 cánh trắng Phú Thọ, 5 cánh trắng Bạch Tuyết. “Chậu rẻ nhất khoảng 70 – 80 triệu đồng, cao nhất là 200 – 300 triệu đồng. Tổng số tiền giao dịch cộng lại tròn 1,950 tỉ đồng”, anh K. nhớ rành rọt.
Chăm lan được vài tháng, anh K. tá hỏa khi biết toàn bộ cây giống đều “sai be bét” không đúng giống thỏa thuận lúc mua. Nhắn tin, điện thoại lại cho chủ vườn không được, anh K. cất công điều tra thì mới vỡ lẽ, vườn lan anh đến giao dịch chỉ là ngôi nhà đi thuê, chủ vườn đã gỡ biển bỏ trốn.
Cũng theo anh K., số hoa mang về cũng được nhân giống bán cho nhiều khách hàng. Khi biết anh bán giống sai mặt hoa, nhiều người quay lại đòi lại tiền giao dịch và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Không còn cách nào khác, anh K. buộc phải bán 2 mảnh đất và cầm cố thêm ngôi nhà đang ở để có tiền trả nợ, không để cả gia đình rơi vào cảnh bị đe dọa, siết nợ.
Hai cây lan đột biến sai mặt hoa anh Sự bị lừa mua tại Hòa Bình có giá hơn 500 triệu đồng
Ảnh: P.Hậu
Còn tại Hưng Yên, qua rất nhiều người giới thiệu và thuyết phục, chúng tôi tìm gặp anh N.V.T, nhà ở khu đô thị Ecopark (H.Văn Giang), cũng là nạn nhân của trò lừa đảo bán giống lan đột biến. Đến nay, số tiền anh T. bị lừa cũng như phải đền bù cho khách đã lên tới trên 7 tỉ đồng.
Anh T. cho biết khoảng đầu tháng 10.2020, qua người quen giới thiệu, anh xuống vườn lan Anh Cò, tại xã Hồng An (H.Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) gặp chủ vườn tên Bình mua cây lan hồng phi điệp 5 cánh trắng Bạch Tuyết với giá 640 triệu đồng.
Theo anh T., khi kiểm tra nguồn gốc cây, Bình cho biết cây này gốc từ vườn Bảo Nam. Bình cũng đưa số điện thoại người bán cây là Bùi Văn Hậu để anh T. gọi điện xác nhận. Khoảng vài hôm sau giao dịch tại Thái Bình, anh T. tìm về vườn Bảo Nam tại ngã tư chợ Gốt (xã Đông Sơn, H.Chương Mỹ, Hà Nội). Tại đây, anh T. mua thêm 1 cây hồng Yên Thủy và 1 cây hoa 5 cánh trắng Bạch Tuyết với giá 388 triệu đồng. Đêm cùng ngày mang hoa về đến vườn, anh T. nhờ anh em chơi lan lâu năm đến kiểm tra thì phát hiện cây không đúng chủng loại.
“Lúc ấy, tôi không nói với Hậu là cây bị sai hoa mà chỉ nhờ vườn nhập lại bán cho người khác khi loại hoa này giá lên cao từng ngày, nhưng chủ vườn này tìm mọi lý do thoái thác, khi đó tôi chắc chắn mình đã bị lừa rồi”, anh T. kể lại. Suốt nhiều tháng đi lại tìm hiểu và điều tra, anh T. cho biết anh phát hiện cả Bình và Hậu đều cùng một đường dây đã lừa bán hoa “đểu” cho nhiều người.
Sự thật về những vườn lan đột biến “đình đám” trên mạng xã hội
(còn tiếp)
Tin liên quan
- Cơn sốt ảo lan đột biến: Bán 6 triệu, bị bắt đền… 3 tỉ đồng
- Giao dịch lan đột biến: Chỉ là thổi giá, giá ảo
- Lan đột biến giá khủng chỉ để “câu” người mua
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- 4 cách kiểm tra thông tin số điện thoại người lạ nhanh chóng đơn giản
- ❤️ THÊM 10 CÁCH NÓI NICE TO MEET YOU ❤️
- Top 10 tiệm vàng bạc đá quý uy tín nhất tại TPHCM
- How to use the auto-click feature on Nox Player
- Thời gian để làm thẻ visa debit ACB mất bao lâu?