Gan nhiễm mỡ còn được gọi là thoái hóa mỡ gan do sự tích lũy chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan hoặc thấy nhiều hơn 5% số tế bào gan chứa các hạt mỡ. Gan nhiễm mỡ còn được gọi là thoái hóa mỡ gan do sự tích lũy chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan hoặc thấy nhiều hơn 5% số tế bào gan chứa các hạt mỡ. Gan nhiễm mỡ là một chứng bệnh rất hay gặp trong xã hội hiện đại ngày nay, thậm chí còn gặp ở trẻ em (tuy tỷ lệ thấp). Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sẽ có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm.
1. Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ
– Do uống nhiều bia rượu (nghiện rượu) – Bệnh tiểu đường – Mỡ máu cao – Béo phì, ít vận động. – Sử dụng thuốc quá liều (tetracyclin, glucocorticoids, paracetamol) – Rối loạn về dinh dưỡng (hấp thu, bài tiết kém). – Mắc các bệnh về gan (viêm gan virut, sốt rét), căng thẳng stress. – Ngoài ra, các thống kê cũng cho thấy nếu chế độ ăn quá nhiều chất béo, nhiều đường hoặc quá ít chất đạm cũng có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ. Căn cứ vào hàm lượng mỡ, người ta chia bệnh gan nhiễm mỡ ra 3 loại: loại nhẹ (hàm lượng mỡ chiếm 5-10%; loại vừa (lượng mỡ chiếm 10-25%) và loại nặng (lượng mỡ từ 25-30% hay lượng mỡ trên 50%).
2. Biểu hiện và hậu quả khi bị gan nhiễm mỡ
Triệu chứng của gan nhiễm mỡ rất nghèo nàn, hầu như không có dấu hiệu gì đáng lưu ý. Chỉ có một vài bệnh nhân cảm thấy hơi mệt mỏi và suy nhược hoặc có cảm giác hơi tưng tức ở vùng dưới sườn bên phải hoặc vùng thượng vị lệch sang phải. Do vậy, bệnh thường được phát hiện một cách tình cờ sau một xét nghiệm máu thấy men gan SGOT, SGPT, GGT tăng cao hoặc sau khi được siêu âm gan thấy gan nhiễm mỡ.
Nếu gan chỉ bị nhiễm mỡ thôi thì thực ra căn bệnh không gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, khi hệ thống miễn nhiễm của người bệnh phát hiện ra sự bất thường và tự động loại bỏ các tế bào gan hư hỏng này khiến cho bạch cầu trong máu xuất hiện khắp lá gan gây ra viêm gan. Gan bị viêm lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh xơ gan rồi tới chai gan.
Những trường hợp gan nhiễm mỡ không kèm viêm gan thường có một giai đoạn tiến triển từ 10 -15 năm thành xơ gan. Trong khi đó, ở người có tiền sử mắc bệnh viêm gan (viêm gan virut, sốt rét) có đến 25% số người gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển đến xơ gan, thậm chí là ung thư gan với thời gian nhanh hơn.
3. Điều trị gan nhiễm mỡ như thế nào?
Các biện pháp thay đổi lối sống rất cần thiết cho người bị gan nhiễm mỡ. – Nếu bị thừa cân, béo phì nên áp dụng chế độ ăn hợp lý, giảm đường, mỡ, giảm các loại thực phẩm giàu cholesterol và triglycerid như phủ tạng, lòng đỏ trứng, thịt đỏ, da (gà, vịt, ngỗng, ngan). Hạn chế dùng mỡ động vật (trừ dầu cá), thay vào đó là dùng dầu thực vật như dầu mè, dầu lạc, đậu nành… Tăng cường ăn cá vào các bữa ăn chính (mỗi tuần có khoảng từ 2-3 ngày ăn cá thay cho ăn thịt). Hạn chế hoặc bỏ rượu, bia. – Tăng cường ăn các loại thực phẩm có tác dụng giảm mỡ máu như tỏi ta, giá đỗ, cà chua chín và ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, tráng miệng bằng các loại quả có nhiều vitamin như cam, quýt, xoài, đu đủ, thanh long. – Cần tăng cường vận động cơ thể với mọi hình thức khác nhau tùy theo điều kiện của từng người như chơi thể thao (cầu lông, tenis, bóng bàn), bơi, đi bộ, tập thể dục dưỡng sinh,… – Cần có giấc ngủ tốt để cho tinh thần luôn thoải mái giúp cơ thể điều hòa, chuyển hóa nhịp nhàng. – Nên khám bệnh định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh, điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng xơ gan và ung thư gan.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Cách chạy file DMG trên Windows, mở, xem file DMG trên máy tính
- So sánh iPhone 11 Pro Max và 12 Pro Max: Nên mua iPhone nào năm 2021?
- 2021 rồi, đang dùng Windows 7 có nên nâng cấp lên Windows 10?
- Cách khắc phục tình trạng pin iPhone báo bảo trì nhanh chóng
- Nên mua laptop ở đâu uy tín? 6 Cách đánh giá và 9 địa chỉ mua laptop uy tín | friend.com.vn