Để giúp hệ thống mạng luôn được bảo vệ, tránh các hacker bẻ khóa thì nhiều người đã sử dụng các phương thức bảo mật như WEP, WPA, WPA2, WPA3. Tuy nhiên, trong 4 phương thức bảo mật này thì đâu là loại bảo mật wifi tốt nhất câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi mỗi loại phương thức bảo mật sẽ có những tính năng và ưu điểm riêng. Để biết được đâu là loại bảo mật wifi tốt nhất thì các bạn phải tìm hiểu kỹ hơn về từng loại bảo mật.
Bạn đang xem: Tính đến cuối năm 2017, chuẩn wep là chuẩn tốt nhất giúp cho mạng wlan đảm bảo an toàn bảo mật.
1. Các chuẩn bảo mật
Hiện nay, có nhiều chuẩn bảo mật như WEP, WPA, WPA2, WPA3. Mỗi chuẩn bảo mật sẽ có những tính năng riêng.
1.1 WEP là gì?
WEP là tên viết tắt của Wired Equivalent Privacy. Đây là phương thức mã hóa wifi ra đời đầu tiên nhưng lại kém an toàn nhất. Bởi các Cracker đã tìm ra cách phá hủy WEP rất nhanh chóng mà không tốn quá nhiều công sức. Vì vậy nếu đang sử dụng WEP thì tốt nhất bạn nên đổi loại bảo mật này để đảm bảo hệ thống mạng của mình luôn được an toàn.
Chuẩn bảo mật WEP.
1. 2 WPA là gì?
WPA là viết tắt của wifi Protected Access. Phương pháp bảo mật này được thiết kế để gia tăng những đặc điểm bảo mật cho phương pháp bảo mật WEP. Ví dụ như gia tăng sự chứng thực người dùng và cải thiện sâu sắc việc mã hóa dữ liệu thông qua TKIP. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là phương pháp bảo mật wifi hiệu quả nhất hiện nay.
1.3 WPA2 là gì?
WPA2 là phương pháp bảo mật kế tiếp WPA. Tính cho đến nay thì có thể nói WPA2 là phương pháp bảo mật wifi tốt nhất mà tất cả các hệ thống mạng nên sử dụng.
1.3.1 WPA2 thay thế WPA
Mắc dù chuẩn bảo mật WPA đã được mệnh danh là đỉnh của của mã hóa Wifi. Tuy nhiên, vào năm 2006 thì chuẩn WPA chính thức được thay thế bằng tiêu chuẩn bảo mật WPA2.
WPA2 đã nâng cấp phiên bản WPA lên một tầm cao mới. Ví dụ như AES của chuẩn WPA2 mạnh hơn rất nhiều lần so với RC4 của chuẩn WPA, bởi RC4 đã từng bị bẻ khóa nhiều lần. Chính vì vậy, tính cho tới thời điểm hiện tại thì đây là chuẩn bảo mật được áp dụng cho nhiều dịch vụ trực tuyến.
Hơn nữa, WPA2 cũng giới thiệu chế độ mã hóa truy cập gọi tắt là CCMP để thay thế cho TKIP, bởi TKIP rất dễ bị tấn công. Mặc dù vậy nhưng TKIP vẫn là một phần của tiêu chuẩn mã hóa WPA2.
WPA2 vẫn là chuẩn bảo mật wifi tốt nhất hiện nay.
1.3.2 WPA2 Pre-Share Key là gì?
WPA2 Pre-Share Key được hiểu là chuẩn bảo mật dành riêng cho các hệ thống mạng gia đình hoặc văn phòng nhỏ. Bộ định tuyến không dây mã hóa lưu lượng mạng chỉ bằng một key.
Đặc biệt trước khi một thiết bị có thể kết nối và hiểu mã hóa thì người dùng bắt buộc phải nhập mật khẩu trên cụm “mật khẩu wifi” được thiết lập trên bộ định tuyến. Tuy nhiên, điểm yếu của tiêu chuẩn này là cụm mật khẩu yếu nên rất dễ bị tấn công.
1.4 WPA3 là gì?
1.4.1 Wifi Alliance
Sự đáp trả của Wifi Alliance trong WPA3 là rất mạnh mẽ. Ví dụ như khi hệ thống mạng bị tấn công hoặc bẻ khóa thì WPA3 vẫn có khả năng cung cấp mã hóa cho người dùng. Như vậy sẽ ngăn chặn được sự tấn công của những Hacker.
Xem thêm: Tìm Hiểu Về Nguồn Gốc Món Bánh Gai Đặc Sản Ở Đâu ? Mỗi Vùng Miền
Hơn nữ Wifi Alliance còn có khả năng tăng cường bảo vệ quyền riêng tư, bảo mật các dữ liệu của người dùng nhờ PMF.
1.4.2 SAE là gì?
SAE chỉ là một giao thức trao đổi key mới được tích hợp trong phương pháp bảo mật WPA3. Mục đích của giao thức này chính là giải quyết lỗ hổng KRACK.
Ưu điểm nổi bật của giao thức này đó là khả năng chống lại các cuộc tấn công giải mã ngoại tuyến thông qua việc cung cấp Forward Secrecy. Tác dụng của việc cung cấp Forward Secrecy là có thể ngăn chặn lại sự tấn công của kẻ thù kể cả khi chúng đã biết mật khẩu.
Chuẩn bảo mật WPA3.
2. Wifi Easy Connect là gì?
Wifi Easy Connect là một trong những chuẩn kết nối mới. Phương pháp mã hóa này có tác dụng đơn giản hóa việc cung cấp và cấu hình các thiết bị wifi. Khi sử dụng Wifi Easy Connect thì các thiết bị được thêm vào mạng sẽ được cung cấp mã hóa một cách công khai.
Wifi Easy Connect thường sử dụng trong gia đình ví dụ như mô hình nhà thông minh. Tuy nhiên, khi sử dụng trong mạng gia đinh thì người dùng phải chỉ định một thiết bị làm điểm cấu hình trung tâm. Điểm cấu hình trung tâm này phải là thiết bị đa phương tiện như máy tính bảng, điện thoại thông có kết nối internet.
Khi sử dụng những thiết bị thông minh đa phương tiện này để điều khiển các thiết bị khác thì thiết bị này sẽ được sử dụng để quét mã QR bằng cách lần lượt chạy giao thức Wifi Easy Connect. Việc quét mã QR sẽ giúp những thiết bị kết nối mạng được bảo mật và mã hóa, ngăn cản sự tấn công.
Wifi Easy Connec – chuẩn bảo mật wifi tốt nhất cho các thiết bị thông minh.
3. Bảo mật wifi vô cùng quan trọng!!!
Tính cho tới thời điểm hiện tại thì WPA2 vẫn đang là tiêu chuẩn mã hóa Wifi an toàn nhất hiện nay. Bởi tiêu chuẩn này tính đến cả lỗ hổng KRACK. Vì vậy, cho dù là mạng doanh nghiệp hay mạng gia đình thì cũng khó bị tấn công theo kiểu này.
Ngược lại, đối với chuẩn WEP lại rất dễ bị bẻ khóa. Vì vậy, hiện nay tiêu chuẩn mã hóa này không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào. Cho nên, nếu vẫn còn sử dụng những thiết bị áp dụng chuẩn mã hóa này thì người dùng nên thay thế để tăng cường độ bảo mật cho hệ thống mạng của mình.
Ngoài ra, mặc dù chưa được đưa vào sử dụng nhưng người dùng cũng không nên quá mong đợi vào chuẩn WPA3. Bởi cho dù là tiêu chuẩn mã hóa nào đi chăng nữa thì cũng sẽ không có khả năng bảo mật tất cả các thiết bị trong nháy mắt. Bởi việc đưa ra một tiêu chuẩn mã hóa mới và áp dụng lâu dài là cả một quá trình.
Tóm lại, tính cho tới thời điểm hiện tại thì tiêu chuẩn bảo mật wifi WPA2 vẫn là chuẩn bảo mật wifi tốt nhất mà bạn nên lựa chọn và sử dụng cho hệ thống mạng của mình.
Hy vọng bài viết này của friend.com.vnẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chuẩn bảo mật mạng wifi là gì?
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Chốt đơn ào ào với 3 mẹo bán hàng online khiến khách hàng không thể không mở ví!
- So sánh Windows 10 Home và Windows 10 Pro, bạn nên dùng bản nào?
- Hướng dẫn cách tạo bản ghost Windows 10 trên USB
- Hướng dẫn cách sử dụng Onenote cho người mới hiệu quả, chi tiết nhất
- Cách giảm ping LOL, giảm giật lag LOL