Trẻ trằn trọc khó ngủ vào ban đêm là một điều tốt hay không tốt? Có nhiều mẹ thấy con thường xuyên khó ngủ, trằn trọc vào ban đêm thường rất lo lắng và sợ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất cũng như trí tuệ của trẻ nhỏ. Nhưng theo một số chuyên gia thì hiện tượng này là hết sức bình thường và có lợi cho bé của bạn.
Dưới đây là lời chia sẻ của giáo sư Peter Fleming (Đại học Bristol – Anh) về cách “đọc vị” tại sao trẻ trằn trọc khó ngủ vào ban đêm.
Khó ngủ ở trẻ em là gì?
Giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng liên quan đến sự phát triển và sự tăng trưởng của trẻ nhỏ. Đối với một đứa trẻ nếu có một giấc ngủ sâu giấc và đầy đủ thì chúng có một bộ não phát triển tốt, khả năng tập trung cao và nhanh nhẹn hơn so với những trẻ bình thường. Mức độ nhu cầu ngủ của trẻ sẽ tùy thuộc vào từng độ tuổi khác nhau mà sẽ lượng thời gian ngủ khác nhau.
- Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi cần ngủ từ 16 – 20 tiếng/ 1 ngày
- Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi cần ngủ từ 14 – 18 tiếng/1 ngày
- Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi cần ngủ từ 12 – 14 tiếng/1 ngày
- Trẻ từ 1 – 2 tuổi cần ngủ từ 13 – 14 tiếng/1 ngày
- Trẻ từ 2 – 5 tuổi thì cần phải ngủ từ 11 – 13 tiếng/ 1 ngày
- Trẻ từ 6 – 13 tuổi thì lượng ngủ từ 9 -10 tiếng/ 1 ngày
Trẻ khó ngủ là hiện tượng giấc ngủ của trẻ không được sâu giấc, em bé hay có những biểu hiện như rối loạn giấc ngủ, khó đi sâu vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc hoặc bị tỉnh dậy nhiều lần. Hiện tượng này nếu kéo dài sẽ dễ gây ra tình trạng khó chịu, cáu gắt, mệt mỏi và chán ăn…
Giải thích “ tại sao trẻ trằn trọc khó ngủ vào ban đêm”
Trẻ trằn trọc khó ngủ vào ban đêm là tốt hay không tốt?
Lý do thứ nhất: Giấc ngủ của trẻ có thể chia thành nhiều giấc ngủ ngắn trong đêm
Theo Giáo sư tâm lý học tại Đại học Notre Dame (Mỹ) cho biết: “ Mọi người đều nghĩ rằng một người trưởng thành phải ngủ đủ 8h/ 1 ngày nhưng điều đó thực sự không đúng. Chúng ta không ngủ một giấc dài liên tục mà thức dậy vài lần trong khoảng thời gian đó ”.
Ông cũng giải thích thêm rằng: Vào thời kỳ nguyên thủy con người săn bắn hái lượm, họ cũng có những giấc ngủ ngắn 2 tiếng rồi lại thức dậy, cứ như thế trong suốt 24h.
Điều đó phần nào giải thích tại sao, bé thường thức giấc giữa đêm và trằn trọc khó ngủ giống như người lớn một phần do bản năng về nhu cầu lượng thời gian ngủ của bé không cần thiết nên bé thường xuyên tỉnh dậy giữa đêm và nô nghịch.
Lý do thứ 2: Trẻ từ 9 – 18 tháng tuổi chưa hoàn toàn phát triển hết
Trẻ nhỏ từ 9 – 18 tháng tuổi vẫn được đánh giá là còn khá non nớt và chưa phát triển hoàn thiện toàn bộ. Não bộ của trẻ cũng mới phát triển khoảng 25% so với não người lớn. Cho nên bé cần phải từ từ đạt đến sự phát triển hoàn thiện. Vì thế giấc ngủ của những trẻ dưới 1 tuổi rưỡi thường chập chờn và giống với nếp sinh hoat của bé khi còn là bào thai trong bụng mẹ.
Lý do thứ 3: Bé thức dậy thường xuyên trong đêm có tố chất thông minh cao
Theo Giáo sư Fleming giải thích rằng có một liên kết mật thiết giữa sự phát triển trí tuệ với việc thức dậy chơi đêm của trẻ. Giáo sư cho biết thêm những trẻ thức đêm dậy chơi với bố mẹ khi lên sẽ trở thành một người biết cảm thông, có khả năng nhận thức cao hơn và ít có nguy cơ bị trầm cảm.
Lý do thứ 4: Giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn so với người lớn
Giáo sư Fleming nói: “Người lớn chúng ta thường có một giấc ngủ dài khoảng 90 phút rồi ý thức bắt đầu thức dậy nhưng sau đó mau chóng rơi vào giấc ngủ tiếp theo. Trong một đêm, người lớn cũng được dậy 2-3 lần nhưng mọi người thường không nhớ được vì các giấc ngủ cách nhau quá gần. Giấc ngủ của trẻ có chu kỳ ngắn hơn chỉ khoảng 60 phút”.
Điều này giải thích một cách dễ dàng vì sao trẻ ngủ trằn trọc và tỉnh dậy nửa đêm. Các bé sẽ tỉnh dậy khi giấc ngủ qua đi trong khi người lớn có xu hướng ép bản thân tiếp tục những giấc ngủ mới.
Lý do thứ 5: Trẻ nhỏ cần giải tỏa căng thẳng bằng cách khóc thật to
Một nghiên cứu năm 2011 đã tiết lộ, trẻ em không biết cách ngừng khóc cho tới khi chúng được bố mẹ làm đủ cách ép chúng vào khuôn khổ. Bắt trẻ ngoan ngoãn tiếp tục đi ngủ vào ban đêm sẽ giúp bố mẹ cảm thấy thoải mái và bớt căng thẳng nhưng vô hình chúng lại tăng sự khó chịu trong bé khi chúng thức dậy.
Giáo sư Darcia Narvaez giải thích: “Khi bố mẹ luyện ngủ đêm cho bé, bé sẽ trải qua một chu kỳ: lúc đầu bé sẽ cảm thấy thoải mái nhưng sau đó hooc-môn gây ức chế sẽ tăng lên trong cơ thể.” Đến một mức độ nào đó, bé sẽ bộc lộ những ức chế đó bằng các phản ứng cực đoan như là khóc to lên. Trong những tình huống như thế bố mẹ cần bình tĩnh để bé khóc, đồng thời dạy bé cách giải tỏa một cách tích cực hơn.
Lý do thứ 6: Trẻ muốn được bố mẹ quan tâm, chú ý hơn
“Thông thường các bé thích ngủ vào ban ngày, khoảng thời gian từ 6 giờ chiều đến nửa đêm là thời gian các bé tỉnh táo nhất. Trên thực tế, bé thức đêm sẽ khiến cả 2 bố mẹ phải dành nhiều thời gian hơn để quan tâm mà không bị gián đoạn bởi các công việc khác.”
Từ quan điểm sinh học, thức dậy chơi đêm là hoàn toàn bình thường và hợp lý nhưng lại không thích hợp với mong đợi của những bậc cha mẹ bận rộn của thế kỉ 21.
Lý do thứ 7: Trẻ thức dậy vào ban đêm là điều tự nhiên của trẻ nhỏ, hãy chấp nhận!
Một số nhà khoa học nghiên cứu tâm lý cho rằng nếu như các cha mẹ thường xuyên cảm thấy phiền toái và khó chịu với những hành động ngộ nghĩnh của bé luôn thức dậy hoặc trằn trọc trong đêm thì hãy nên thích ứng với chúng như một lẽ tự nhiên. Thay vào đó, đây là cơ hội để các bậc làm cha làm mẹ thư giãn hơn cùng chơi với con và để giúp hiểu con hơn. Bởi lẽ trẻ con cũng rất cần sự gần gũi, sự quan tâm và yêu thương từ những người thân bên cạnh nhiều hơn.
Khi trẻ trằn trọc khó ngủ phải làm sao?
Khi trẻ khó ngủ cần phải làm gì?
1. Giúp bé lập trình “đồng hồ sinh học” cho trẻ sơ sinh
Các mẹ hãy giúp bé phân biệt được các loại ánh sáng ban ngày và ánh sáng ban đêm để bé học cách thích nghi. Khi vào ban sáng bé sẽ biết đây là thời gian thức của mọi người, bé sẽ cùng dậy để tương tác và chơi với mọi vật xung quanh. Còn đến buổi tối là thời điểm bé tập trung đi ngủ. Ánh sáng và tiếng động chính là những tín hiệu tốt nhất để giúp bé phân biệt sự khác biệt này và hình thành nên các thói quen đồng hồ sinh học cho bé.
2. Giúp bé thoải mái , vui vẻ trước khi ngủ
Tương tự như ở người lớn thì các bé cũng vậy sẽ không ai mà ngủ ngon khi chúng ta bắt đầu với tâm trạng lo lắng hay cáu gắt khi đi ngủ. Việc chăm sóc trạng thái, cảm xúc cho em bé cũng là một trong những cách giúp em được thư giãn và thoải mái giúp bé ngủ sâu giấc hơn.
Trường hợp, nếu ba mẹ thấy bé đang có những khó chịu hoặc tâm lý không thoải mái trước khi bắt đầu bước vào giấc ngủ thì mẹ hãy xoa dịu hoặc maseger trên cơ thể bé, giúp bé được thư giãn và bớt căng thảng hơn.
Ngoài ra, trong nhiều nghiên cứu về giấc ngủ và sự phát triển của trẻ nhỏ cũng cho thấy nếu cha mẹ thường xuyên có những cử chỉ âu yếm con cái, hoặc phản ứng nhẹ nhàng với cảm xúc của bé thì các bé sẽ ít gặp vấn đề hơn liên quan đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Đặc biệt bé sẽ ngủ ngon hơn và phản ứng nhanh lẹ trong mọi tình huống.
3. Không cố thúc ép bé ngủ
Nhiều cha mẹ thường hay có thói quen bắt ép hoặc cố bắt các con phải đi ngủ theo như quy định của người lớn. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ điều này khuyến cáo không nên, ba mẹ hãy để các con ngủ một cách tự nhiên. Nếu em bé chưa muốn ngủ hoặc chưa buồn ngủ thì đừng cố ép buộc. Việc bắt ép trẻ đi ngủ điều này không khiến bé sẽ muốn ngủ và tập trung ngủ hơn. Ngược lại, làm bé dễ bị kích động và khó chịu hơn. Thay vào đó, mẹ hãy thử tạo ra những thói quen tích cực hơn giúp bé hình thành những phản xạ tự động muốn đi ngủ.
4. Hạn chế những giấc ngủ ngắn vào ban ngày và cố gắng kéo dài cơn thức giấc cuối cùng trước khi đi ngủ
Nếu em bé của bạn đến tận đêm khuya mà vẫn chưa muốn đi ngủ, thì công việc đầu tiên của các mẹ đó là hãy đảm bảo rằng em bé nhà bạn không được tiếp xúc với ánh đèn sáng trước khi đi ngủ.
Bước tiếp theo, mẹ hãy rà soát lại thời gian giấc ngủ trưa của bé. Có thể do lượng ngủ ban ngày của bé quá nhiều, dẫn đến buổi tối bé không muốn đi ngủ và không buồn ngủ.
Cuối cùng các mẹ xem có thể kéo dài thời gian mà em bé thức dậy trong thời gian hoạt động cuối cùng của bé trong ngày. Vì điều này sẽ giúp bé tập trung vào thời gian sinh hoạt cùng với giai đình nhiều hơn, bé không còn thời gian trống để quay ra thực hiện những giấc ngủ ngắn để trước khi bắt đầu đến những giấc ngủ sâu vào buổi đêm.
5. Tắt các thiết bị truyền hình và các phương tiện điện tử khác
Việc cha mẹ sử dụng màn hình điện tử vào ban đêm có thể tạo ra những ánh sáng nhân tạo, gây mất ngủ cho bé. Dẫn đến bé có thói quen bị đi ngủ muộn hơn vào ban đêm.
6. Hãy chăm sóc bé thật nhẹ nhàng và bình tĩnh khi bé ăn đêm
Nhiều cha mẹ thường có thói quen cho bé ăn các bữa phụ vào buổi đêm vì một phần lo sợ bé yêu bị đói. Việc cho bé ăn đêm là điều không thể tránh khỏi khi chúng còn nhỏ. Nhưng có một điều đó là các mẹ cần hết sức nhẹ nhàng, dùng những cử chỉ âu yếm dể giao tiếp cùng với bé khiến cho em bé vui vẻ và dễ chịu. Như vậy sẽ giúp mọi người dễ dàng quay trở lại giấc ngủ hơn và giúp em bé tập trung vào giấc ngủ mới sâu giấc hơn.
7. Nếu em bé quấy khóc đêm, hãy vỗ về và cùng tìm hiểu nguyên nhân với các Bác sĩ
Hầu như đối với các em bé đều có hiện tượng khóc đêm, quấy đêm. Nên những chuyện này nếu xảy ra đối với bé yêu của bạn, thì cũng không có gì phải quá lo lắng. Thay vào đó mẹ hãy vỗ về và an ủi các bé.
Đồng thời, mẹ cũng cần kiểm tra xem các dấu hiệu, nguyên nhân vì sao bé khóc đêm do ướt tã, do đói, hay do bé bị sốt, mọc răng… từ đó có những cách khắc phục.
8. Đừng cảm thấy áp lực khi bé bị ợ chua hoặc thay tã cho bé
Nhiều mẹ khi thấy bé ợ chưa hoặc tã bỉm của bé bị ướt thì rất lo lắng, sợ bé có bị gặp vấn đề gì không hoặc việc thay tã cho bé liệu rằng bé có bị tỉnh ngủ không? Trong một nghiên cứu gần đây với hơn 70 trẻ sơ sinh, các nhà nghiên cứu cho thấy việc trẻ bị ợ hơi có tác dụng đề phòng trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ sau ăn. Ngoài ra, trong nghiên cứu này cũng cho rằng trẻ sơ sinh không bị đánh thức bởi cảm giác của tã ướt.
Những hoạt động trong ngày giúp bé ngủ tốt hơn
Bé cần sự gần gũi và quan tâm của các cha mẹ nhiều hơn
- Cho con ăn bữa sáng khoa học để giúp con kích hoạt đồng hồ sinh học.
- Khuyến khích con tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên càng nhiều càng tốt, đặc biệt là vào buổi sáng. Việc này giúp cơ thể sản xuất ra melatonin vào đúng thời điểm trong chu kỳ giấc ngủ sinh học của trẻ.
- Khuyến khích con tích cực hoạt động và tập thể dục. Hoạt động thể chất giúp trẻ ngủ sâu và lâu hơn.
- Không để con sử dụng các loại đồ uống giàu năng lượng có chứa caffeine như nước tăng lực, cà phê, trà, sô cô la, cô la đặc biệt vào thời điểm chiều muộn và tối.
- Cần bảo đảm rằng con bạn có một bữa tối đủ chất tại một thời điểm hợp lý. Cảm giác quá đói hay quá no trước khi đi ngủ cũng là nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon giấc.
- Cần đảm bảo rằng trong khẩu phần ăn của con có đủ chất sắt. Thực phẩm chứa sắt bao gồm các loại thịt màu đỏ, rau xanh, đậu lăng….
Ngoài ra, các cha mẹ có thể tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fitobimbi Sonno, một sản phẩm thuộc nhóm Fitobimbi Sơ sinh – Khởi đầu cho sự phát triển của bé. Fitobimbi Sonno hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp trẻ ngủ ngon giấc, dễ đi vào giấc ngủ, hỗ trợ giảm căng thẳng ở trẻ. Fitobimbi Sonno dùng được cho trẻ từ 1 ngày tuổi. Sản phẩm thích hợp dùng cho trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc ban đêm, quấy khóc; trẻ bị căng thẳng thần kinh.
Để được tư vấn thêm các thông tin về cách chăm sóc giấc ngủ cho bé yêu nhà bạn vui lòng gọi đến Tổng đài: 1800.8070 gặp Dược sĩ tư vấn trực tiếp cho nhé!
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Bản quyền Windows 7 Pro 32/64bit – Thế giới bản quyền [TGBQ.COM]
- Phân biệt và hiểu rõ về: "Bảng mã", "Font chữ" & "Kiểu gõ"
- List of Best Custom ROM for Galaxy A5 2017 [Updated]
- Wondershare Recoverit 9.7.2.12 Crack Fully Registration Code 2021
- Hướng dẫn tải và cài đặt Bluetooth Driver cho Laptop, PC