Tại một group “Tư vấn bùng nợ – xoá nợ xấu” với gần 50.000 thành viên trên facebook, nhiều tài khoản hào hứng chia sẻ với nhau những cách vay tiền của công ty tài chính, app vay tiền online rồi…trốn nợ.
Nhiều thành viên trong group cho biết họ vay công ty tài chính nhưng do dịch bệnh hoặc vì lý do nào khác nên không có thu nhập để trả. Những người này đã liên hệ để xin giảm lãi, giãn nợ nhưng không được hỗ trợ. Phía công ty tài chính thì liên tục gọi điện, nhắn tin giục trả nợ, nếu không trả sẽ tiến hành các biện pháp thu hồi. Có không ít người lên các group để xin kinh nghiệm “nếu không trả thì công ty tài chính có thể làm gì mình?”.
Ngoài những người vì dịch nên không trả được nợ, đáng ngạc nhiên hơn là một bộ phận lớn người dùng cố tình không trả nợ, dùng các mánh khoé để vay được tiền từ công ty tài chính, app cho vay online.
Các bài đăng thường thấy trên các “hội bùng nợ”
Nhiều tài khoản trong các group “trốn nợ” nói trên còn “bày” các thành viên khác dùng thông tin giả như sim rác, tài khoản zalo, facebook ảo, địa chỉ nhà giả,… để đăng ký khoản vay hòng trốn nợ. Bởi vậy thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ người dân bị đòi nợ “oan” do bị người khác sử dụng thông tin để vay tiền từ các công ty tài chính, app online.
Một số người còn tự hào đang “bùng” nợ của loạt công ty tài chính, app vay online nhưng không bị hề hấn gì. Họ chia sẻ với nhau cách xoá quyền truy cập danh bạ của ứng dụng để bên vay không thể gọi điện cho người thân để đòi nợ. Thậm chí nhiều người còn xem đây là “cách kiếm tiền online”.
Và cũng trong các hội nhóm nói trên, không ít người lên than thở vì bị bên cho vay “truy đuổi”, không chỉ bị gọi điện khủng bố mà còn bị đăng ảnh bêu rếu lên mạng xã hội.
Hiện nay, ngoài công ty tài chính là tổ chức chính thống được hoạt động dưới sự cấp phép của NHNN thì các app cho vay tiền online hiện nay đa số là hoạt động chui, núp bóng “tín dụng đen” với lãi suất cắt cổ. Nắm được điểm yếu của hình thức cho vay online thông qua các ứng dụng chưa được pháp luật quy định, điều chỉnh… nên nhiều người vay tin rằng việc họ chiếm đoạt tiền vay qua app sẽ không bị pháp luật “sờ gáy”.
Với thủ tục nhanh chóng, điều kiện phê duyệt khoản vay rất đơn giản, các app vay online nở rộ trong thời gian gần đây. Người vay có thể vay từ 500.000 đồng cho đến vài chục triệu, chậm chí là cả trăm triệu tuỳ ứng dụng.
Theo quy định hiện nay, hợp đồng vay giữa công ty tài chính với khách hàng là hợp đồng dân sự. Trong trường hợp người vay thật sự không có điều kiện trả nợ thì có thể bị khởi kiện ra Toà án dân sự và phải đóng án phí. Sau khi thua kiện, trường hợp vẫn không trả được nợ thì công ty tài chính sẽ yêu cầu thi hành án.
Trong trường hợp có điều kiện để trả nhưng cố tính không trả thì người vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; với mức phạt cao lên đến 20 năm tù.
Lãi suất chậm trả của các công ty tài chính hay app online là rất cao. Do đó, người vay chỉ cần chậm trả một vài ngày, số tiền phải trả sẽ tăng lên rất nhiều so với số tiền vay ban đầu. Vay tiền tại các công ty tài chính, nếu không trả nợ, người vay sẽ rơi vào nợ xấu, từ đó rất khó để có thể làm thủ tục vay tiền từ các công ty, tổ chức tài chính khác trong tương lai.
Đối với các app online, rất nhiều trong số này là hình thức “tín dụng đen” biến tướng có dấu hiệu lừa đảo, lãi suất thì lên tới 200-300%/năm. Việc vay tiền từ những ứng dụng này, mà không lường trước được có trả được nợ hay không có thể dẫn tới nhiều rủi ro, không chỉ là bị đe doạ, khủng bố tinh thần.
Trong thời gian qua, cơ quan chức năng cũng đã triệt phá nhiều đường dây cho vay nặng lãi qua app, thế nhưng hình thức “tín dụng đen” biến tướng này vẫn mọc lên ngày càng nhiều.
Luật sư nói gì?
Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Đỗ Thành Trung – Giám đốc công ty luật Newkey cho biết, bên cạnh các app cho vay tiền chính thống, hoạt động công khai, minh bạch thì hiện nay xuất hiện rất nhiều các app cho vay tiền lãi nặng, bản chất là hoạt động “tín dụng đen”.
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu các đối tượng, tổ chức đứng sau các app cho vay tiền dính tới việc cho vay với lãi suất cao, “khủng bố” người vay thì có thể bị xử lý về tội “Tội cho vay lãi nặng” quy định tại Điều 201 BLHS 2015. Theo đó có thể bị phạt 30 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù đến 3 năm.
Ngoài ra, đối với hành vi gọi điện đe dọa, tung tin sai, bôi nhọ danh dự người vay để gây áp lực… có thể bị xem xét truy tố về tội “làm nhục người khác” theo Điều 155 BLHS 2015 hoặc tội “Đe dọa giết người” theo quy định tại Điều 133 BLHS 2015 tùy thuộc vào từng hành vi cụ thể mà cơ quan công an sẽ điều tra làm rõ để xem xét xử lý.
Ở phía người đi vay, đối với những hành vi dùng thông tin giả (CMND giả, sim giả,…) để vay công ty tài chính, các app vay tiền online rồi trốn nợ, Luật sư Đỗ Thành Trung cho biết đây là những hành vi có dấu hiệu của việc lừa đảo (sử dụng giấy tờ giả) nhằm chiếm đoạt tài sản (ở đây là tiền vay) của các tổ chức tín dụng, app vay tiền. Vì vậy hành vi trên có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 174 BLHS năm 2015, có thể bị phạt tù đến 20 năm.
(Theo Nhịp sống kinh tế)
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Cách viết thư từ chối ứng viên bằng tiếng Anh trong vòng 5 phút
- Cường lực bị hở và cách xử lý – Phụ kiện Tuấn Lê
- Giống nhau như hai giọt nước, làm sao phân biệt được AirPods 1 và 2?
- Volkswagen sở hữu những thương hiệu nào?
- Cách sửa lỗi &34The directory name is invalid&34 trong File Explorer – GeekingUp