Review phim Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh

Một thước phim đẹp như những trang nhật ký về làng quê xưa, nơi ấy có những đôi chân trần chạy trên con đường làng, có tình cảm chớm nở, có hiểu lầm hối tiếc, và nơi ấy còn có hoa vàng, cỏ xanh…

I. Giới thiệu phim

Trailer phim Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh

Poster phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Poster phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh là câu chuyện xoay quanh tuổi thơ của hai anh em Thiều và Tường tại một vùng quê nghèo vào thập niên 80. Cậu em Tường thì khá vô tư, hồn nhiên, đầy tình thương còn Thiều thì là anh lớn nhưng đôi khi ích kỷ, hay ganh tỵ.

Hai anh em trải qua những ngày tháng vui đùa cùng nhau, chia sẻ cho nhau những bí mật từ nhỏ đến lớn và cho đến khi, cô bé Mận xuất hiện. Sự đố kỵ và hẹp hòi khi thấy Mận thân thiết với người em của mình hơn đã khiến Thiều làm ra chuyện mà cả đời phải hối hận day dứt. Nhờ sự bao dung, không tính toán của Tường, để rồi hạnh phúc bình dị đã đến với mỗi nhân vật.

II. Review phim Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh

1. Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên

Nguyễn Nhật Ánh là cái tên không còn xa lạ đối với tuổi thơ của người đọc sách. Ông đem đến hàng loạt tác phẩm được ví như “nguồn nước” nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người. Những tác phẩm phải kể đến như Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ khiến người đọc bồi hồi, xúc động, còn có Kính vạn hoa với bộ ba tinh nghịch đình đám một thời, hay Mắt biếc khiến con người ta thổn thức, tiếc nuối,.. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh cũng là một tác phẩm góp mặt vào dấu ấn sự nghiệp của ông.

Bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Chính vì vậy, Victor Vũ đã quyết định đem những đứa trẻ ở vùng quê nghèo ven biển năm ấy vào màn ảnh một cách chân thật nhất mà không thông qua cải biến hay thêm bớt nguyên tác. Bằng ngôn ngữ điện ảnh, Victor Vũ đã giúp khán giả được là người chứng kiến: con đường làng quen thuộc, rồi những trò tinh nghịch của hai anh em, xem một bé Mận nhút nhát phải trải qua những sóng gió cuộc đời,…

2. Dàn diễn viên nhí đầy triển vọng của làng phim Việt

Với cốt truyện chủ yếu xoay quanh những đứa trẻ, do đó, dàn diễn viên của phim chủ yếu là những gương mặt mới. Tuy nhiên, họ không làm khán giả thất vọng khi đều hóa thân xuất sắc vào nhân vật mà họ đảm nhận.

Thịnh Vinh đảm nhận vai Thiều.

bb

Thịnh Vinh đảm nhận vai Thiều.

Cậu là anh lớn nhưng lại mang tính cách hay ganh tị với em trai của mình. Đây được xem như là một thử thách dành cho cậu khi phải tập trung thể hiện nội tâm nhân vật, là thứ phải cảm và hòa mình vào mới có thể đem lại một cảm xúc chân thật nhất.

Dù chưa có nhiều kinh nghiệm diễn xuất, nhưng thật đáng khen khi cậu đã hoàn thành tốt. Qua ánh mắt chứa đựng sự ganh tị, hay qua những bước chân chạy vội như muốn thoát khỏi ác ma trong bản thân, và những giọt nước mắt hối hận vì đã khiến em trai chịu thương tổn,..đã chạm đến được khán giả, một nhân vật đáng trách nhưng lại đáng thương.

Trọng Khang trong vai nhóc Tường.

Trọng Khang trong vai nhóc Tường.

Trọng Khang trong vai nhóc Tường.

Trọng Khang, cậu em nhỏ tuổi nhất trong bộ ba “hoa vàng, cỏ xanh”. Hóa thân thành nhóc Tường, cậu bé đầy tình thương và hồn nhiên. Với vẻ ngoài hơi tròn trĩnh, phúc hậu đã giúp cậu như mang Tường bước ra từ những trang sách. Cũng giống người anh của mình, vốn chưa có kinh nghiệm diễn xuất nhưng cậu đã không khiến khán giả thất vọng.

Thanh Mỹ trong vai bé Mận

Trọng Khang trong vai nhóc Tường.

Thanh Mỹ trong vai bé Mận

Thanh Mỹ, cô bé vốn đã có kinh nghiệm diễn xuất “nhỉnh” hơn hai bạn diễn của mình vào vai Mận. Sở hữu vẻ ngoài xinh xắn, trong trẻo phù hợp với một “bé Mận” dịu dàng, nhút nhát nhưng sâu bên trong lại mạnh mẽ, quật cường.

Thanh Mỹ đã hoàn toàn ghi ấn tượng với khán giả qua khả năng diễn xuất xuất sắc ở những phân cảnh nhà cháy, mẹ bị bắt, bản thân trở nên không nơi nương tựa. Để từ đó, khi nhắc đến Mận, khán giả nhớ về giọt nước mắt hoảng loạn, tiếng gào thét bất lực của cô bé khi phải đối mặt với bất hạnh nhưng vẫn tiếp tục sống tiếp sau cơn “giông”.

Dàn diễn phụ

Dàn diễn phụ

Sự thành công của bộ phim còn phải kể đến thực lực đáng ghi nhận của dàn diễn viên phụ, mỗi người đều cố gắng hoàn thành tốt nhân vật của mình. Đem những trang sách trở nên sinh động, đi vào màn ảnh như một thế giới chân thật.

3. Hình ảnh được vẽ ra từ những trang sách

Đây là điểm đáng khen ngợi của đoàn làm phim khi mang đến một Phú Yên xinh đẹp đến lạ. Với kỹ thuật quay bằng flycam, đoàn làm phim đã đem đến những thước phim đã mắt khi những khung cảnh được quay trọn vẹn, bao quát.

Hình ảnh xứ Nẫu thân quen

Hình ảnh xứ Nẫu thân quen

Miền quê nghèo ở dải đất miền Trung nhưng được tái hiện thật bình yên, nơi ấy có cánh đồng lúa, cũng có bờ biển với hòn đá sừng sững. Thêm vào đó là cảnh thả diều của đám trẻ, khiến người xem phải thổn thức “Ôi, tuổi thơ sao mà tươi đẹp thế!”.

Cảnh thả diều bình dị

Cảnh thả diều bình dị

4. Ý nghĩa ẩn sâu từ câu chuyện của những đứa trẻ

Với nhịp phim không vội vã, phù hợp với cuộc sống thôn quê yên ả, bộ phim tưởng chừng làm cho người xem cảm thấy chán. Nhưng khi nhìn lại về những con người trong câu chuyện này, chúng ta giật mình vì có thể đã bỏ lỡ nhiều thứ.

Đó là sự quyết tâm, nỗ lực để giành lấy tình yêu của chú Đàn và chị Vinh trước bao khó khăn, cản trở.

Những khung cảnh bình dị trong bộ phim

Những khung cảnh bình dị trong bộ phim

Đó là nét đẹp từ sự thiện lương của cậu bé Tường, dẫu bị hại đến khó khăn đi lại nhưng rồi cuối cùng, cậu đã tìm thấy người bạn thân nhất của mình và dùng đôi chân của bản thân để chạy đến và ôm chầm lấy cô bé.

Hay bé Mận, dù cuộc sống khốn khó thế nào cũng không thể vùi dập sự mạnh mẽ từ trong linh hồn em. Đau khổ, khốn khó nhưng chỉ cần có thời gian, mọi thứ đều sẽ ổn. Em cùng mẹ đi tìm cha, tìm lại gia đình của mình.

Bé Mận và Tường trong phim

Bé Mận và Thiều trong phim

Chúng ta thấy ở Thiều sự đố kỵ, hẹp hòi. Nếu cậu bé vẫn nuôi tâm hồn ấy mà lớn lên thì đó cũng là lúc nuôi lớn ác ma trong chính bản thân mình để rồi phải mang nỗi ân hận day dứt một đời. Tuy nhiên, mỗi người đều xứng đáng có một cơ hội. Việc Tường tha thứ cho Thiều chính là lúc Thiều nhìn lại bản thân để trở thành một người tốt hơn. Biết sai và sửa sai không bao giờ là muộn!

Tường và bé Mận trong phim

Tường và bé Mận trong phim

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh còn đem lại cho chúng ta một mảng trời tuổi thơ. Để ta có giây phút nhớ lại ta của ngày xưa, bắn bi, bắt ve cùng đám bạn hay là chạy chân trần trên thảm cỏ xanh ngát thả những cánh diều đầy màu sắc.

5. Âm nhạc da diết, gợi lại cảm giác xúc động, bồi hồi của những ngày thơ

“Lối về quanh co chẳng níu bước chân tôi về

Có còn hôm qua ở đó

Hết ngày âu lo rồi bỗng mãi hôm nay về

Thấy hoa vàng ở trên cỏ xanh

Thấy yên bình giấc mơ trong lành”…

Những dòng ca nhẹ nhàng mà yên bình như chính mạch phim vậy. Khiến khán giả đắm chìm vào trong hồi ức của bản thân mình, sống chậm lại sau những phút vội vã cuộc sống. Âm nhạc lại mở ra cánh cửa tâm hồn của mỗi người, giúp bộ phim được ghi nhớ theo một cách khác.

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh xứng đáng với những thành công mà nó đã đạt được. Là một bộ phim đáng xem sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi. Bạn sẽ được thấy mình của ngày xưa, đứa trẻ hay vui đùa và luôn nở nụ cười trên môi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *