Quy định pháp luật về việc sử dụng bản quyền phần mềm ?

Hướng dẫn đăng ký bản quyền phần mềm máy tính theo quy định của pháp luật mới nhất hiện nay

Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Công ty Luật Minh Khuê đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

1. Khi chúng tôi đã ký Hợp đồng mua phần mềm thì phần mềm đó là tài sản của chúng tôi và chúng tôi có toàn quyền đối với tài sản đó, có đúng không?

Việc xác định phần mềm đó có phải là tài sản của công ty các bạn và các bạn có toàn quyền đối với tài sản đó hay không còn tùy thuộc vào dạng hợp đồng chuyển giao giữa công ty của bạn và công ty phần mềm:

– Nếu công ty của bạn ký hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả theo quy định tại Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009

“1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này”.

Như vậy bạn có toàn quyền tài sản đối với phần mềm còn các quyền nhân thân không thể chuyển giao và bạn không được phép xâm phạm.

Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:

“Điều 19. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả”.

“Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”.

– Trong trường hợp bạn có ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối với phần mềm thì tùy thuộc vào dạng hợp đồng giới hạn quyền của bạn lại có sự khác nhau theo quy định tại điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, cụ thể như sau:

“Điều 47. Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan

1. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này.

2. Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.

3. Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

4. Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan”.

2. Việc lựa chọn ký Hợp đồng bảo trì phần mềm với 01 công ty không phải là đơn vị bán ban đầu cho chúng tôi thì chúng tôi có vi phạm pháp luật không và việc này được quy định ở văn bản pháp luật nào?

– Việc này không vi phạm pháp luật trong điều kiện công ty đó được chuyển nhượng quyền tác giả đáp ứng các quy định tại điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ (trích dẫn ở trên); hoặc được chuyển nhượng quyền sử dụng đáp ứng các quy định tại điều 47 (trích dẫn ở trên) trong đó có chuyển giao quyền tài sản tại khoản e) – điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009: Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính…

3. Nếu có thể thay đổi Nhà cung cấp, chúng tôi có cần lưu ý điểm gì hay cần yêu cầu họ cung cấp tài liệu gì để đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cho chúng tôi không

– Bạn cần chuẩn bị hợp đồng với những quy định cụ thể về quyền hạn của mình và trách nhiệm, nghĩa vụ của bên cung cấp, trong đó chú ý đến việc yêu cầu họ có nghĩa vụ phải bảo trì, bảo dưỡng, khắc phục sự cố khi phần mềm xảy ra lỗi tránh tình trạng “mua đứt bán đoạn”.

4. Nhà cung cấp cũ có quyền can thiệp vào việc này không? Ví dụ khởi kiện chúng tôi?

– Nhà cung ứng cũ sẽ không có quyền can thiệp việc này, hay khởi kiện nếu các bạn đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong hợp đồng như đã thanh toán đầy đủ; hoặc trong hợp đồng không quy định về việc gia hạn tiếp sau khi hết thời gian sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *