Trong siêu phẩm Cuộc chiến giữa các vị thần có cảnh thần Zeus thét lớn: “Thả Kraken!”. Quái vật Kraken liệu có tồn tại?
Bí ẩn về quái vật hùng mạnh nhất biển cả đã có lời giải?
Trong bộ phim, Kraken là quái vật khổng lồ nhiều xúc tu gầm rống kinh hồn và có thể tàn phá cả thành phố trong nháy mắt. Nó giống như thứ vũ khí hạt nhân mà thần Zeus muốn dùng để dạy cho lũ người ngỗ ngược một bài học nhớ đời. Dù các nhà làm phim đã sử dụng trí tưởng tượng phong phú, thủ pháp nghệ thuật độc đáo để đặc tả Kraken, họ không phải bắt đầu từ con số không.
Kraken được miêu tả lần đầu tiên trong một bản viết tay cách nay khoảng 1.000 năm. Theo thần thoại Scandinavia, Kraken to đến nỗi thân nó trông như vài hòn đảo nhỏ. Những thủy thủ không để ý chèo thuyền về phía “đảo” và “đảo” há miệng đầy răng nhọn nuốt gọn.
Quái vật Kraken được mô tả là một sinh vật hung dữ thường tấn công tàu bè trên biển.
Kraken được nhắc đến lần đầu tiên trong Örvar-Oddr, một câu chuyện của Iceland có từ thế kỷ XIII liên quan đến hai quái vật biển có tên Hafgufa và Lyngbakr.
Vào khoảng thời gian đó (khoảng năm 1250), một báo cáo khác về Kraken đã được ghi nhận trong một… công trình khoa học của Na Uy. Công trình này mô tả thói quen ăn uống của Kraken chủ yếu bằng cách bẫy cá xung quanh nhờ nhả thức ăn ra khỏi miệng. Các ý kiến khác lại cho rằng con thú phát ra một mùi hương mạnh mẽ và kỳ dị khi nó muốn kiếm ăn.
Dù bằng cách nào, cá được cho sẽ bị dụ vào miệng Kraken. Kết quả là một lượng lớn trong số chúng sẽ bị mắc kẹt. Do đó, việc thu thập cá đột ngột được coi là một dấu hiệu cảnh báo cho các thủy thủ di chuyển tàu bè ra khỏi một khu vực được cho là nguy hiểm nhanh chóng, vì họ rất có thể trở thành nạn nhân của Kraken.
Kraken cũng được đề cập trong ấn bản đầu tiên của Systema Naturae (1735), một phân loại sinh vật học của nhà thực vật học, bác sĩ và nhà động vật học người Thụy Điển Carolus Linnaeus. Ông đã phân loại Kraken là một động vật chân đầu, có tên khoa học là Microcosmus marinus. Linnaeus mô tả Kraken trong tác phẩm sau này của mình, Fauna Suecica (1746) như một quái vật độc nhất được cho là sống ở vùng biển Na Uy. Nhưng chính bản thân Linnaeus lại khẳng định… chưa nhìn thấy con quái vật này bao giờ.
Sau đó, nhờ những thông tin từ các ngư dân, nhà sử học người Đan Mạch Erik Pontoppidan tiếp tục mô tả sự xuất hiện của Kraken trong tác phẩm Lịch sử tự nhiên của Na Uy (1755.) Ông viết rằng con thú “tròn, phẳng và đầy cánh tay khác nhau” và đáng ngạc nhiên nhất trong tất cả các sáng tạo của tự nhiên về động vật.
Hầu hết các học giả nghiên cứu tin rằng quái vật Kraken dựa trên một hoặc sự hợp nhất của các loài mực hoặc bạch tuộc. Phổ biến nhất là niềm tin rằng sự xuất hiện của con thú dữ gần nhất với một con mực khổng lồ.
Kraken là phiên bản huyền thoại của mực ống khổng lồ có thật. (Ảnh: 3dtotal)
Đến thế kỷ 18, dân đi biển đã truyền tai nhau câu chuyện về nỗi kinh hoàng mang tên Kraken – con quái vật xúc tu khổng lồ chuyên đánh chìm tàu bè trên biển.
Các nhà sử học và khoa học cho rằng truyền thuyết về Kraken có liên hệ với loài mực ống khổng lồ, với chiều dài có thể lên đến 18 mét, và hiếm khi được con người nhìn thấy vì nó sống ở những nơi cực sâu trong lòng đại dương.
Những cuộc chiến ác liệt xảy ra giữa nó và cá nhà táng đã được nhiều cuốn sách miêu tả như cuộc chiến giữa các hải thần.
Kraken có một lớp da khá dày cộng với những quả cầu tròn nằm dọc trên những xúc tu của nó.
Trong truyền thuyết cũng từng mô tả mỗi lần Kraken xuất hiện là khiến cả một vùng biển bị khuấy động.
Những ngư dân với kinh nghiệm đi biển truyền thống tại bán đảo Scandinavia không thể quên mang theo những thanh kiếm được rèn tốt cùng những chiếc móc câu dài để đối phó với những con Kraken mỗi khi đụng mặt.
Tác giả người Thụy Điển Jacob Wallenberg đã mô tả Kraken trong tác phẩm năm 1781 có thể bay lên khỏi mặt nước. Khi đạt độ 10 – 12 tuổi, Kraken như một hòn đảo nổi, có thể phun nước từ lỗ mũi đáng sợ của mình và làm cho nước sóng vòng xung quanh hàng km.
Tuy nhiên, theo lời kể của những người đi biển thì mọi giải pháp đề phòng đối với Kraken đều không mang lại hiệu quả, bởi Kraken có một lớp da khá dày cộng với những quả cầu tròn nằm dọc trên những xúc tu của nó.
Không chỉ dày như thép mà lớp da này còn tiết ra chất nhầy khiến các thủy thủ khó đứng vững trên sàn tàu chứ đừng nói tới việc sử dụng vũ khí.
Và kể từ đó mỗi khi đi biển các thủy thủ thường xem cách cầu nguyện thần linh không để họ phải giáp mặt Kraken là cách tránh Kraken hiệu quả nhất.
Vào năm 1801 từ báo cáo của các thủy thủ Pháp về việc tấn công của sinh vật bí ẩn ngoài khơi Angola, một con vật khổng lồ với những chiếc “vòi” to lớn đã tấn công tàu buôn của Pierre Dénys de Montfort.
Con quỷ biển này đã khiến chiếc tàu bị hư hỏng nặng, nhiều người trong thủy thủ đoàn đã mãi mãi không có cơ hội trở về.
“Từ dưới mặt biển một hố nước rộng và sâu hun hút được tạo ra, những chiếc vòi lớn như cột buồm bất ngờ bủa vây con tàu của chúng tôi.
Sau đó những chiếc vòi ấy cuốn chặt lấy thành tàu khiến con tàu bị hư hỏng nặng, và chúng tôi hoàn toàn bị động trước tình huống đó”.
Thủy quái Kraken.
Nhiều thế kỷ trước, khi ranh giới giữa quái thú huyền thoại và thực tế động vật học còn không rõ nét, Kraken chỉ là một trong số vài loài động vật khổng lồ (rồng, quái vật biển…) mà sự tồn tại của chúng gây tranh cãi. Thủy quái Kraken cũng được đề cập đến trong phiên bản đầu tiên của cuốn sách Systema Naturae vào năm 1735.
Một bộ sách phân loại các vật thể sống, được viết bởi nhà thực – động vật học kiêm bác sỹ người Thụy Điển Carolus Linnaeus. Ông liệt Kraken là một loại động vật chân đầu (thân mềm) và đặt tên khoa học cho nó là.
Năm 1752, giám mục Scandinavia Eric Ludvigsen Pontopiddan xuất bản cuốn sách có nhan đề Lịch sử tự nhiên của Nauy, trong đó có một chương về quái vật biển. Ông miêu tả Kraken là “tròn, phẳng và nhiều xúc tu”.
Những manh mối chứng minh Kraken là có thực
Cuối những năm 1800, các nhà khoa học có đủ bằng chứng đáng tin cậy (bao gồm thân của một số Kraken dạt vào các bãi biển của Canada) về sự tồn tại của loài động vật biển khổng lồ này.
Vào cuối những năm 1800, các nhà khoa học có đủ bằng chứng đáng tin cậy (bao gồm thân của một số Kraken dạt vào các bãi biển của Canada) về sự tồn tại của loài động vật biển khổng lồ này.
Sau đó, Mark McMenamin, một nhà cổ sinh vật học đến từ ĐH Mount Holyoke bang Massachusetts, Mỹ, cho biết ông đã phát hiện ra một số dấu hiệu có thể chứng minh sự tồn tại của loài Kraken.
Trong quá trình nghiên cứu hóa thạch loài thằn lằn cá khổng lồ, McMenamin tìm thấy bằng chứng về một con Kraken dài tới 30m. Ông tiếp tục nghiên cứu và trình bày kết quả tại cuộc họp hàng năm của Hiệp hội địa chất Hoa Kỳ ở Minneapolis.
Dần dần, nhiều chuyên gia cho rằng, không loại trừ khả năng quái vật Kraken có liên quan tới loài mực ống khổng lồ.
Kể từ đó, giới nghiên cứu sinh vật học ngày càng tích cực tìm hiểu họ sinh vật biển này, thế nhưng họ không tin rằng có tồn tại một loài mực có kích thước to lớn đến như vậy.
Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây, con người đã thu được trên 300 sản phẩm to dị thường của loài mực khổng lồ khi chúng tình cờ mắc lưới hoặc bị chết dạt vào bờ biển.
Đa phần xác mực khổng lồ có trọng lượng khoảng 1 tấn và chiều dài khoảng 15m. Có con trọng lượng lên đến hàng chục tấn và đạt tới độ dài hơn 20m.
Kỷ lục trên thuộc về xác con mực nặng gần 25 tấn vừa tìm được cách đây chưa lâu tại khu vực Tasmania.
Do đó, không ít nhà khoa học cho rằng có thể tồn tại loài Kraken ở khắp mọi nơi, trừ vùng biển quanh Bắc Cực. Tuy nhiên, vẫn chưa có cơ sở khoa học nào có thể chứng thực nhận định này là đúng.
Nhiều khả năng có tồn tại loài mực khổng lồ.
Gần đây, một nhóm nhà khoa học đến từ 8 nước khác nhau trên thế giới đã cố gắng làm rõ về loại sinh vật biển kỳ bí này bằng cách phân tích gene.
Họ thu gom các mẫu mô từ 43 con mực khổng lồ bắt được ở các vùng biển từ Floria, Mỹ tới Nam Phi và New Zealand và sắp xếp các mẫu mô thành từng bộ với hệ ty lạp thể có chứa chất hóa học ATP và các enzyme liên quan đến các hoạt động chuyển hóa tế bào.
Các nhà khoa học khám phá ra rằng sự đa dạng gene của mực khổng lồ là cực kỳ thấp. Thậm chí, các con mực khổng lồ được bắt tại mọi nơi xa xôi của thế giới cũng chỉ khác nhau chưa đầy 1 trong 100 mã ADN.
Điều này cho thấy gene giống loài của mực khổng lồ hạn hẹp nhất trong tất cả các loài sinh vật biển mà các nhà khoa học điều tra.
Như vậy, nhiều khả năng có tồn tại loài mực khổng lồ. Tuy nhiên, những lời giải thích liên quan tới loài mực khổng lồ vẫn còn nhiều nghi vấn, thế nên câu chuyện về thủy quái Kraken vẫn còn cần thêm những lời giải thấu đáo hơn.
Đến năm 2011, hóa thạch của một con thằn lằn biển lại cho thấy một mô hình kỳ lạ mà một nhà nghiên cứu cho rằng đó là do một con bạch tuộc giống mô tả về Kraken gây ra.
Tuyên bố này sau đó đã bị chỉ trích rất nhiều, nhưng Giáo sư McMenamin, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Mount Holyoke ở Massachusetts, đã ủng hộ kết luận với những phát hiện khác.
Bằng chứng được đưa ra có liên quan đến các đốt sống bò sát biển đã được tìm thấy trong Công viên Tiểu bang Berlin – Ichthyosaur ở Nevada. Sinh vật này được gọi là ichthyosaur và sống cách đây khoảng 200 đến 250 triệu năm.
Hình ảnh các dấu vết được cho là xúc tu được các nhà nghiên cứu tìm thấy.
Vấn đề đáng chú ý là xương hóa thạch cho thấy nó đã bị tấn công bởi một kẻ săn mồi lớn hơn nhiều. Đây chính là cơ sở nhiều nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng nó là bạch tuộc hoặc mực khổng lồ từng thống trị các vùng biển.
Các nhà nghiên cứu ước tính sinh vật đánh bại ichthyosaur phải dài khoảng 30 mét, con số này vượt xa loài bạch tuộc khổng lồ lớn nhất được biết đến hiện nay.
Hóa thạch được xác định là một phần của loài bạch tuộc khổng lồ hoặc sinh vật giống mực, cùng với nhiều xương được sắp xếp theo các mô hình khác thường có dấu hiệu của giác hút trên xúc tu. Bên cạnh đó là các mảnh xương nằm rải rác cũng được tìm thấy cùng với phần còn lại của ichthyosaur.
Trong khi đó, giáo sư McMenamin khẳng định rằng sự sắp xếp của các xương và vị trí của các dấu vết giác hút cho thấy ichthyosaur đã bị chết đuối hoặc bị gãy cổ. Có vẻ như con quái vật đã được di chuyển, có thể đến hang ổ của Kraken, nơi nó bị vứt bỏ.
Mặc dù giờ đây vẫn chưa thể khẳng định Kraken chỉ là huyền thoại hay sinh vật có thực, nhưng loài mực khổng lồ có lẽ vẫn là loài động vật lớn khó nắm bắt nhất trên thế giới, điều này đã góp phần rất lớn vào sự bí ẩn của nó.
- Có 3 loại gia vị đắt và hiếm nhất thế giới, Việt Nam đã trồng thành công cả 3
- Vì sao người xưa không dùng gối bông êm ái mà thích gối đầu vào… sứ?
- Khu du lịch Đại Nam và những kỷ lục gây choáng
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- 3 Cách rút tiền từ game về PayPal cực đơn giản | Góc Tài Chính
- 3 cách chạy lại hệ điều hành Android đơn giản và nhanh chóng nhất
- Tắt tiếng Video background trongProshow Producer
- Cấu hình chơi Need for Speed™ Most Wanted trên PC chi tiết
- Hình ảnh chim bồ câu đẹp nhất thế giới – loài chim của hòa bình