Tự học là gì? Chia sẻ phương pháp tự học “Sandbox”
Tự học là gì? Chia sẻ phương pháp tự học “Sandbox”
Thời đại ngày nay, việc tự giáo dục đang ngày càng trở nên dễ dàng và thuận lợi. Để học được một kỹ năng mới, người ta chỉ cần một vài cú click chuột, đọc,
Mục lục nội dung:
Tự học là gì?
Thời đại ngày nay, việc tự giáo dục đang ngày càng trở nên dễ dàng và thuận lợi. Để học được một kỹ năng mới, người ta chỉ cần một vài cú click chuột, đọc, nghiên cứu, thực hành đúng cách và cố gắng vượt lên giới hạn cũ của bản thân.
Nhưng phải thừa nhận rằng, không nhiều người trong số chúng ta có thể tận dụng tối đa được nguồn thông tin khổng lồ có sẵn cho việc tự học. Vì hầu hết chúng ta không hiểu rõ khái niệm tự học. Vậy thực sự tự học là gì?
Hầu như chúng ta luôn có một ý niệm trong đầu rằng: chúng ta phải được giáo dục bởi trường lớp, thầy cô hay bất kỳ ai khác để học được một thứ gì đó, trong khi sự thật là, chúng ta luôn có thể tự học. Đã qua cái thời người ta bắt buộc phải có trong tay tấm bằng đại học để đủ điều kiện tìm kiếm một công việc nhất định, dù việc này đối với các công ty, tập đoàn lớn là tương đối cần thiết, thì các công ty nhỏ, startup lại có tư duy tiến bộ hơn hẳn.
Rất nhiều người đạt được ước mơ của mình và thành công trong cuộc sống bằng cách tự học, tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết, và tất nhiên, bạn cũng có thể làm được điều tương tự.
Có nên tìm hiểu khái niệm tự học là gì không?
Câu trả lời là không.
Trong một thế giới thay đổi từng ngày, tự học là một kỹ năng cốt lõi, nó có thể là cơ hội để bạn thoát ra khỏi một công việc, một chuyên ngành nhạt nhẽo nào đó, hoặc cũng có thể là tấm vé đưa bạn ra khỏi giới hạn của bản thân.
Nó quyết định bạn có thể hay không thể thích ứng trong bối cảnh công nghệ mới được ra mắt từng giây, kéo theo là những cơ hội chỉ đến với những người luôn có thể làm mới bản thân. Và câu hỏi bạn cần trả lời là làm thế nào để tận dụng tối đa quyền năng truy cập nguồn thông tin có sẵn để tự phát triển bản thân.
Việc đầu tiên là thay đổi lối suy nghĩ về cách chúng ta đang tự học
Các bậc học từ trung học, đại học và phần lớn các bậc học cao hơn (ít nhất là đúng với Hoa Kỳ) dần định hình hình cho chúng ta lối tư duy ngừng suy nghĩ để tìm cách giải quyết vấn đề và chờ đợi tiếp nhận thông tin.
Bạn “học giỏi hay không, giỏi thế nào” được đánh giá dựa trên con số trên phiếu điểm của bạn. Và con số này được quyết định bởi các bài thi, bài kiểm tra, đồ án, nếu bạn áp dụng tốt thông tin được tiếp nhận, bạn có một con số đẹp đẽ. Trong suốt mười hai năm (hoặc có thể hơn thế), bạn được dạy cách “nhai” lại thông tin đã được “nhồi nhét” mà tuyệt nhiên không được dạy cách để tự tìm được những thông tin cần thiết.
Sẽ chẳng có vị giáo sư nào đề nghị bạn “hãy tìm cách xây dựng một trang web, deadline là ngày mai”. Thay vào đó, vị giáo sư đáng kính đó sẽ dạy bạn cách xây dựng một trang web và kỳ vọng bạn sẽ làm đúng như cách bước được dạy.
Nhưng trên thực tế, chúng ta không học như vậy. Để làm bất cứ điều gì trong mọi lĩnh vực (sáng tạo, viết lách, làm tự do, kinh doanh, dịch vụ, v.v..), bạn phải tự tìm cách giải quyết dù chưa được truyền đạt bất cứ kiến thức gì.
Cách chúng ta giải quyết vấn đề trong trường học:
Học cách giải quyết vấn đề -> Tiếp nhận một vấn đề -> Giải quyết vấn đề bằng giải pháp có sẵn
Cách chúng ta học trong đời thực:
- Tiếp nhận một vấn đề
- Nghiên cứu để tìm một hay nhiều giải pháp khả thi
- Áp dụng các giải pháp đã tìm vào giải quyết vấn đề
Nếu thành công: Ok, kết thúc.
Nếu không thành công: bắt đầu lại với bước 2.
Nói một cách đơn giản, đây là quá trình “đoán và thử” để tìm ra phương pháp đúng đắn cho các vấn đề cần giải quyết.
Trong quá trình tự học, chúng ta sẽ không có một giáo trình toàn năng và người hướng dẫn dày dặn kinh nghiệm. Qua nhiều lần giải quyết vấn đề như vậy, chúng ta sẽ dần trở nên sáng suốt hơn trong việc “đoán và thử”. Vì vậy, chỉ cần bạn có khả năng thử nghiệm, kiên trì và đủ nghiêm khắc với bản thân, thì việc giáo dục chính quy là không cần thiết.
Tuy nhiên, việc học theo cách này có thể không hề dễ dàng vì chúng ta đã quen được “mớm” những kiến thức có sẵn nhiều năm. Trước hết chúng ta phải rèn luyện khả năng tự học. Và phương pháp “Vùng thử” (Sandbox) chính là cách hay để chúng ta bắt đầu tập được thói quen tự học.
Áp dụng phương pháp “Vùng thử” cho việc tự học
Phương pháp “Vùng thử” là quá trình tự học liên tục, dựa trên các nghiên cứu khoa học về cách chúng ta tự học và xử lý thông tin. Thay vào việc ghi nhớ các công thức, sự kiện hoặc chi tiết vụn vặt, bạn cần phát triển hiểu biết một cách trực quan về các kỹ năng sẵn có, tiếp xúc sâu với những thông tin về kỹ năng mình muốn học và liên tục đẩy bản thân về phía trước.
(Thực hành giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khái niệm tự học là gì. Thực hành để hiểu tốt hơn. Một khái niệm mang quá nhiều thuật ngữ giáo dục sẽ không có hiệu quả bằng một hành động cụ thể, nào bạn, chúng ta hãy xắn tay để bắt đầu).
Bạn có thể thực hiện quá trình này một mình hoặc với mentor, người hướng dẫn, ở bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào. Đây là quá trình học và cải thiện không ngừng, gồm bốn bước trong một chu kỳ.
Bước 1: Thiết kế “Vùng thử”
Với phương pháp này, bạn sẽ dành phần nhiều thời gian cho việc thực hành việc học thay cho việc học đơn thuần, vì vậy một môi trường phù hợp để rèn luyện và cải biến rất quan trọng. Bạn cần thiết kế cho mình một môi trường thực hành và thử nghiệm kiến thức trước khi dành nhiều thời gian nghiên cứu sâu về cách học.
Đây sẽ là một khoảng riêng để thoải mái thử những kiến thức và kỹ năng bạn đang muốn cải thiện mà không cần lo “chưa làm được gì đã phá”. Bạn có thể tự do khám phá, tự do thử nghiệm và bứt phá giới hạn bản thân hay thậm chí là thất bại tại đây mà không phải chịu rủi ro về tài chính hay danh dự.
Tiêu chuẩn của một “Vùng thử”:
- Chi phí thấp hoặc tốt nhất là miễn phí: bạn sẽ không phải chần chừ hay cân nhắc nhiều và trì hoãn
- Mang tính chất như một sân chơi: để bạn không ngại chia sẻ về nó và không sợ thất bại
- Công khai: để bạn cảm thấy có trách nhiệm hơn và đầu tư hơn cho việc học
Ví dụ về một vùng thử tiêu chuẩn:
- Tự học lập trình: bắt đầu với một tài khoản trên Heroku, Github hoặc StackExchange để bạn có thể bắt đầu các dự án và tìm sự trợ giúp.
- Tự học viết: có thể bắt đầu với một blog cá nhân trên Medium, SquareSpace hoặc WordPress.
- Tự học nhiếp ảnh: bắt đầu với việc đầu tư một chiếc máy ảnh và một tài khoản Instagram.
- Tự học thiết kế: bắt đầu với phần mềm đồ họa và một tài khoản Dribbble để post thành quả.
- Tự học Marketing: rất nên bắt đầu với một website hoặc blog.
Hãy chuẩn bị cho mình một vùng thử sẵn sàng trước khi bắt đầu học một điều gì đó. Việc tìm ra một cách thức dễ dàng để thực hành và show thành quả đạt được cho mọi người sẽ giúp bạn học và có được sự phản hồi nhanh hơn rất nhiều.
Đúng là không ai muốn trưng ra thành quả còn nhiều thiếu sót của mình, nhưng chúng ta chỉ có thể chịu đựng việc đó trước khi bạn trở thành chuyên gia với các sản phẩm sáng tạo hoàn hảo, hoặc điều này sẽ không bao giờ xảy ra.
Trường học đã làm cho chúng ta sợ hãi bị phát xét bằng thành tích và điểm số, nhưng việc vượt qua nỗi sợ hãi đó và chia sẻ thành quả của mình với cộng đồng sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh và có được các mối quan hệ mới.
Sau khi vùng thử của bạn đã sẵn sàng, đã đến lúc bạn tìm hiểu và nghiên cứu về kỹ năng bạn muốn học.
Bước 2: Tìm hiểu và nghiên cứu
Để mở rộng vùng thử và nâng cao độ khó của kỹ năng để áp dụng và thực hành, bạn cần dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu từ nguồn thông tin khổng lồ trên Internet để tìm ra những thông tin đáng để đầu tư công sức.
Đầu tiên, các công thức nên được ưu tiên hơn cả. Bạn nên tìm những hướng dẫn đủ ngắn gọn và rõ ràng để có thể áp dụng trong vùng thử ngay lập tức, thay vì chỉ học lý thuyết đơn thuần (như vậy không tính là thực sự học).
Vì vậy, các tài liệu giúp bạn nâng cao kiến thức và cung cấp công thức để thử nghiệm chính là thứ bạn cần tìm. Bạn có thể tìm các tài liệu đó ở đây:
Sách
Sách là nguồn tài nguyên tuyệt vời đối với những người tự học. Đây lẽ một sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn nâng cao kiến thức chuyên môn và học về những cách tư duy, cách nhìn, khía cạnh mới về một kỹ năng mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới.
Sách cũng rất hữu ích nếu bạn muốn học một kỹ năng khó hơn, ví dụ như lập trình. Ít nhất thì trong vòng bạn bè của tôi, đã có một người bạn tự học lập trình thông qua sách giáo khoa và có thể tìm bug bằng StackOverflow và các trình gỡ lỗi.
Sách cũng có thể trợ giúp bạn cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ, dù bạn không thể học được cách phát âm chuẩn hoặc học nghe từ sách, nó sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngữ pháp và cách học ngôn ngữ hiệu quả.
So với các thông tin trên Internet, sách thường được chỉnh sửa và hiệu đính nhiều lần qua các lần tái bản, vậy nên dù bạn đang muốn học điều gì thì sách sẽ luôn là nguồn tài liệu vô cùng hữu ích. Tuy nhiên bên cạnh sách thì cũng còn có rất nhiều các nguồn tài nguyên tuyệt vời khác, đôi khi là ở trên Internet.
Blog và các tài nguyên trên Internet
Rất nhiều blogger trên Internet dành thời gian để viết những bài blog về cách tự học JavaScript, tự học thiết kế, tự học Marketing, bạn chỉ cần đủ chịu khó để tìm ra chúng.
Giữa một biển thông tin hỗn loạn trên Internet, bạn cần tìm được những bài viết hay giúp bạn biết được đâu là những kiến thức quan trọng và đâu là những thứ vĩnh viễn không nên xuất hiện trong cuốn sổ tay ghi chép của bạn. Bạn chỉ cần tra cứu với những từ khóa đơn giản như “ cách tìm hiểu về…” hay “làm thế nào để….” hoặc “cách nào tốt hơn để….”, ưu tiên hơn cho những bài viết hoặc câu trả lời (trên Quora, Reddit,…) nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Các khóa học trực tuyến và khóa học trực tiếng đại chúng mở (MOOCs)
Nếu bạn thích và tiếp thu nhanh hơn qua hình ảnh và âm thanh hơn là đọc, các khóa học online hoặc MOOCs sẽ là giải pháp tuyệt vời cho bạn. Bạn có thể tìm thấy các khóa học về tất cả mọi thứ ví dụ kỹ năng thuyết trình, khóa học quản trị, thiết kế…. Cũng có nhiều trường đại học cung cấp miễn phí các bản thu/ghi của các lớp học như Harvard, MIT,…
Bên cạnh đó còn có rất nhiều các nền tảng với các khóa học online thú vị (miễn phí hoặc mất phí), các bài giảng hay ho trên youtube. Một số nền tảng và kênh youtube mà tôi đánh giá cao:
- Nền tảng: Coursera, Udemy, Codecademy, Khan Academy, SkillShare, Wes Bos,…
- Kênh Youtube: Teachable, Ruby on Rails,…
Hãy ghi chú!
Việc ghi chú không chỉ giúp bạn có thể đọc lại nội dung bài học mà còn dễ dàng tìm được những kiến thức mình cần một cách nhanh chóng.
Tôi thường dùng Evernote và ghi chú chi tiết những điều mình đã học. Bạn cũng có thể xây dựng một trang wiki cho riêng mình trên Internet để phục vụ cho việc ghi chú, theo Andy Hunt, việc này sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn. Bên cạnh đó, việc công khai các ghi chú cũng là một ý kiến hay (tôi đã công khai các ghi chú về những cuốn sách từng đọc) vì nó đòi hỏi bạn phải hiểu rõ hơn đủ để diễn đạt rõ ràng và dễ hiểu.
Bước 3: Thực hành
Sau khi chọn được tài liệu học tập thì việc chọn phương pháp tự học và phương pháp thực hành cũng là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả của việc tự học. Chọn sai phương pháp có thể sẽ ngốn của bạn thời gian hàng giờ, hàng ngày hoặc hàng năm mà không đem lại điều gì đáng nói. Ngược lại, thực hành với phương pháp đúng đắn có thể giúp bạn tiến bộ thần tốc chỉ trong vài tháng.
Một kiểu thực hành kém hiệu quả nhưng lại cực kỳ phổ biến mà có lẽ bạn cũng đã mắc phải là “thực hành ngây ngơ”, được Anders Ericsson đề cập trong quyển “Peak”. Bạn có từng tự lừa dối bản thân bằng cách tự nhủ hình đang thực hành, trong khi thật ra bạn lại chẳng học được thứ gì cả? Ví dụ:
- Tìm công một công thức nấu ăn trên mạng và thực hành, nhưng sau đó chỉ làm mỗi món ăn đó.
- Chơi cờ vua với một người mà bạn biết rõ mình sẽ thắng vì sự chênh lệch trình độ.
- Nhảy những bài nhạc mình mà mình nhắm mắt cũng nhảy được.
Vấn đề của các kiểu thực hành trên là chúng không có sự thử thách và bạn vẫn nằm gọn trong vùng an toàn của mình. Bạn không thể tiến bộ nhiều hoặc thậm chí không thể tiến bộ với những kiểu thực hành như vậy, cho nên bạn cần chủ động và ý thức đảm bảo bạn đang thật sự học trong quá trình thực hành. Bạn cần:
- Tự đánh giá một cách thành thận về khả năng và giới hạn, điểm cần cải thiện của bản thân.
- Bước ra khỏi vùng an toàn bằng cách đặt mục tiêu cao hơn khả năng hiện tại
- Tập trung cao trong quá trình thực hành
- Tìm kiếm sự phản hồi và áp dụng nó vào quá trình thực hành, đây là phần cuối cùng trong hệ thống tự học.
Bước 4: Tìm kiếm sự phản hồi
Đây là mảnh ghép quan trọng cuối cùng trong quá trình tự học sau khi bạn đã thực hành có chủ đích và có sự nghiên cứu để cải thiện các lỗ hổng kiến thức.
Sẽ rất khó để bạn có thể tự hoàn thiện hoặc tiến xa nếu không có người hướng dẫn hoặc những nhận xét và phản hồi. Trong trường hợp tệ nhất, bạn có thể đã làm sai ngay từ đầu và vẫn giữ lỗi sai đó vì không hề nhận ra và làm cả quá trình tự học của bạn thành “công cốc”. Ví dụ, khi bạn muốn tập tạ, bạn cần nhận xét của người trong nghề để biết liệu form người hiện tại cần cải thiện thế nào.
Hiện tại có một số công cụ trên Internet có thể nhận xét và đánh giá về một số kỹ năng như Codecademy (về lập trình), các bài kiểm tra trên Coursera (chủ yếu nghiêng học thuật),… Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm một số cộng đồng trực tuyến giúp đỡ và nhận xét miễn phí như /r/learnprogramming (về mảng lập trình, thuộc Reddit) hay Lang-8 (cộng đồng học ngôn ngữ).
Tuy nhiên, nếu có điều kiện, bạn nên tìm cho mình một người huấn luyện viên hoặc người thầy, họ là người hiểu rõ hơn về quá trình học của bạn cũng như giúp bạn giải quyết những vấn đề “nhức não”, ví dụ như hiện tượng không thể tiến bộ sau một thời gian luyện tập.
Còn nếu không, bạn vẫn hoàn toàn có thể tìm cho mình những huấn luyện viên trực tuyến, ví dụ như tìm một biên tập viên trên freelancer.com để giúp bạn đưa ra phản hồi về các bài viết của mình, hoặc tìm một người bạn trên iTalki để nói chuyện và thực hành tiếng Anh giao tiếp.
Cuối cùng, thị trường cũng là một nơi đưa ra những phản hồi tốt, nếu bạn làm về các tác phẩm hội họa, âm nhạc hay văn chương, bạn có thể biết được phản hồi của mọi người khi đăng tác phẩm lên các mạng xã hội. Nhưng cũng hãy cẩn thận đừng để bị cuốn theo thị hiếu của đám đông mà quên mất chất lượng tác phẩm.
Có thể thấy rõ điều này trong trường hợp của cuốn sách Năm mươi Sắc thái Xám – nằm trong danh sách các tác phẩm bán chạy nhất mọi thời đại, nhưng có vẻ nó không thực sự đi kèm với chất lượng tác phẩm.
Lặp lại quá trình tự học
Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước từ thiết kế vùng thử, tìm hiểu và nghiên cứu, áp dụng kiến thức vào thực hành có ý thức và tìm kiếm phản hồi, điều tiếp theo bạn cần làm chỉ là lặp lại quá trình trên.
Khi bạn đã cảm thấy ổn với một phần nào đó của kỹ năng cần học, bạn cần quay lại tìm hiểu và nghiên cứu, tìm ra một khía cạnh khác cần học, từ đó điều chỉnh vùng thử, thực hành và nhận phản hồi, tiếp tục bước ra khỏi vùng an toàn. Việc lặp lại các bước tạo nên một vòng lặp tuần hoàn của việc tự học liên tục và không có điểm dừng.
Xử lý phát sinh
Nếu bạn bị mắc kẹt tại một điểm nào đó trong vòng tuần hoàn, hãy dừng lại để xác định nguyên nhân.
Có thể bạn đã “đủ tốt” và không tìm ra được điều cần cải thiện hơn nữa về kỹ năng này? Nếu vậy hãy tìm ra cách để bứt phá hơn nữa, vì bạn biết đấy, bạn luôn có thể trở lên tốt hơn.
Hoặc bạn không còn động lực để thực hành? Hãy nghĩ cách tự khích lệ và kéo bản thân mình về phía trước.
Hay là bạn thực hành một cách nghiêm túc nhưng lại không thấy được kết quả? Vậy hãy xem xét lại về phương pháp thực hành có mục đích và chủ động.
Lời cảm ơn
Bài viết này được biên dịch từ bài viết https://www.nateliason.com/blog/self-education. Xin chân thành cảm ơn tác giả đã chia sẻ với cộng đồng những kiến thức hết sức bổ ích!
- Chia sẻ ebook Tôi tự học của học giả Thu Giang – Nguyễn Duy Cần. Link tải được ẩn sau nút “Share” dưới đây.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Hướng dẫn tải và cài đặt Hay Day tại Việt Nam trên Android
- TÍA TUI LÀ CAO THỦ FULL HD – PHIM CHIẾU RẠP | Hoài Linh, Việt Hương, Hoài Lâm, Ngô Kiến Huy, Khả Như – Xem phim Qúy tử bất đắc dĩ 2021 – Tinh dầu LATIMA
- 6 cách mở Task Manager trên Windows 10 nhanh, đơn giản và dễ dàng nhất
- 100+ Những hình ảnh Meme gấu trúc bựa Trung Quốc hài hước nhất
- Cách mở 2 file Excel cùng lúc trên màn hình máy tính đơn giản