Sau thời gian hết mình với công việc, bạn mong muốn dành cho bản thân một khoảng thời gian nghỉ ngơi? Hay bạn đang có việc cá nhân cần nghỉ phép nhưng chưa biết mở lời sao cho được lòng sếp? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý bạn những lý do xin nghỉ phép khéo léo, thuyết phục nhất.
Lý do xin nghỉ phép thuyết phục
Có những lúc bạn không thể nói chính xác lý do xin nghỉ phép của mình với ban lãnh đạo. Và bạn bắt đầu loay hoay tìm một nguyên nhân hợp lý để được thông qua đơn xin nghỉ phép. Bỏ túi ngay những lý do dưới đây để nghỉ phép không ảnh hưởng tới ấn tượng của sếp về bạn.
Nghỉ phép vì lý do sức khỏe
Chúng ta luôn công nhận một điều “có sức khỏe là có tất cả”, do đó việc bạn quan tâm đến sức khỏe của mình là không hề đáng trách. Bạn đã dốc sức chạy deadline bao ngày tháng, và bạn có thể gặp một vài vấn đề sức khỏe cần được chữa trị. Hoặc bạn đang chịu những cơn đau trên cơ thể, bị ốm, mắc các bệnh lý cần đến bệnh viện thăm khám.
Đây hoàn toàn là lý do chính đáng và bạn sẽ nhận được thông báo cho phép nghỉ không lương hoặc có lương. Để tăng thêm khả năng thuyết phục, bạn có thể nói rằng đi làm với sức khỏe hiện tại sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng công việc.
Nhớ đảm bảo rằng bạn đang dựa trên tình trạng cơ thể thực tế của mình. Sẽ thật kỳ cục nếu bạn bỗng dưng mắc một loại bệnh nan y khó chữa và chỉ trong vài ngày sau đã khỏe mạnh.
👉 Xem thêm: Quy trình xin nghỉ phép tiêu chuẩn
Nghỉ phép vì đi chăm người thân bị bệnh
Việc người thân trong gia đình bị bệnh, nằm viện là không thể tránh khỏi. Bạn cũng không thể tính trước được nên đây có thể là một sự kiện bất ngờ. Vì nhiều nguyên nhân và bạn bắt buộc phải nghỉ phép để đi chăm người thân. Đây là lý do xin nghỉ phép hợp lý để bạn đề xuất với ban lãnh đạo.
Nghỉ phép vì lý do gia đình có việc đột xuất
Tương tự như lý do bên trên, gia đình bạn có thể xảy ra rất nhiều vấn đề không lường trước được. Không chỉ công việc, bạn còn cần quan tâm, chăm sóc đến gia đình mình. Do đó, khi có sự việc đột xuất, bạn xin nghỉ phép là hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, đừng lạm dụng lý do này để xin nghỉ phép quá nhiều. Bạn không nên thể hiện mình là một người không thể dung hòa giữa công việc và gia đình.
Nghỉ phép vì muốn giảm stress
Chắc hẳn sếp đã nhìn thấy những đóng góp, nỗ lực của bạn thời gian qua. Bạn đã làm việc vô cùng chăm chỉ, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Cũng chính những áp lực “chạy deadline” có thể gây ra nhiều căng thẳng, bức bối trong bạn. Nếu bạn tiếp tục làm việc với tâm trạng thiếu động lực, thiếu niềm vui thì hiệu quả sẽ giảm sút đáng kể.
Bạn đừng ngại chia sẻ trực tiếp với sếp và đề nghị một vài ngày nghỉ phép để bản thân có cơ hội thư giãn. Hơn nữa, sau khoảng thời gian nghỉ ngơi bạn nên hứa sẽ làm việc chăm chỉ, năng suất hơn.
Những việc phải làm trước khi xin nghỉ phép
Để được chấp thuận một vài ngày nghỉ phép, bạn nên đảm bảo đã hoàn thành một số việc dưới đây. Hãy nhớ bạn luôn cần cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc của mình. Bên cạnh đó, lý do xin nghỉ phép của bạn cũng sẽ dễ dàng được thông qua hơn nếu bạn đã nghiêm túc với công việc.
Hoàn thành những công việc còn lại
Điều quan trọng nhất là bạn không thể rời đi và bỏ lại một chồng nhiệm vụ chưa hoàn thành. Đừng để việc nghỉ phép làm trễ deadline. Điều này sẽ để lại ấn tượng vô cùng xấu trong mắt sếp và đồng nghiệp. Nếu sự cố đột xuất khiến bạn chưa kịp xử lý công việc còn lại; đừng ngại nói chuyện và nhờ đồng nghiệp hay sếp giải quyết giúp bạn.
Ngoài ra, bạn cũng cần bàn giao công việc rõ ràng, đầy đủ trước khi nghỉ phép. Bạn có thể đang trong vai trò leader một đội nhóm, mọi chuyện sẽ trở nên rối loạn nếu bạn nghỉ mà không có sự sắp xếp công việc cho các thành viên. Hãy là một nhân viên có trách nhiệm dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào nhé.
Xin nghỉ trước vài ngày hoặc sớm nhất có thể
Tổ chức là một tổng thể chung thống nhất, do đó thiếu đi bất kỳ vị trí nào cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc chung. Bạn hãy chắc chắn rằng mình sẽ thông báo trước vài ngày để sếp và đồng nghiệp có thể sắp xếp lại công việc.
Đương nhiên trong nhiều trường hợp lý do xin nghỉ phép của bạn là đột xuất. Mặc dù khó khăn nhưng hãy cố gắng hết sức để xin phép sớm nhất có thể. Điều đó sẽ giúp mọi người có chuẩn bị trước cho sự vắng mặt của bạn.
Thông báo về ngày đi làm lại
Trong đơn xin nghỉ phép, bạn bắt buộc phải cam kết về ngày đi làm lại. Thời gian nghỉ phép không chỉ ảnh hưởng đến chấm công mà còn cả vấn đề phân bố nhân sự. Bạn cần cho ban lãnh đạo biết được khi nào sẽ đi làm lại để họ tiếp tục giao nhiệm vụ cho bạn. Bạn cũng đừng lạm dụng để nghỉ quá nhiều, chỉ nên dành một vài ngày để xử lý việc cá nhân và quay trở lại công ty.
👉 Xem thêm: Xin nghỉ việc sao cho “sang”?
Cách viết đơn xin nghỉ phép được lòng ban lãnh đạo
Bạn có thể thực sự cần nghỉ phép, tuy nhiên không phải lúc nào đơn xin của bạn cũng được chấp thuận. Dù chỉ là một lá đơn đơn giản bạn cũng nên viết cẩn thận và chỉnh chu.
Đảm bảo đơn xin nghỉ phép của bạn có đầy đủ những thông tin về:
- Họ tên, vị trí, phòng làm việc.
- Lý do xin nghỉ phép.
- Ngày bắt đầu nghỉ và ngày quay lại tổ chức.
- Thông tin liên hệ.
- Người bàn giao công việc (nếu có).
- Những thông tin/ vấn đề khác.
- Lời cảm ơn
- Ký tên
Kết
Lý do xin nghỉ phép có vẻ chẳng hề phức tạp nhưng lại không dễ để nhận được chấp thuận từ cấp trên. Nếu không thể nói thẳng vấn đề cá nhân, hãy khéo léo lựa chọn cho mình một lý do nghỉ phép hợp lý mà bài viết đã gợi ý.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Thay pin iPhone XR có mất chống nước không? | friend.com.vn
- Top 5 ứng dụng, phần mềm tạo sóng nhạc miễn phí trên PC, điện thoại
- HƯỚNG DẪN CHỈNH SỬA VIDEO BẰNG ADOBE PREMIERE
- Hướng Dẫn Cách Mở File Cdr Bằng Photoshop Và Corel Draw, Convert Cdr To Psd Online
- Khám phá các cover letter mẫu cho sinh viên mới ra trường