Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng lượng điện ngày càng gia tăng. Việc xây dựng và đầu tư cho hệ thống lưới điện yêu cầu phải chi ra rất nhiều kinh phí. Từ đó mà gây ra tình trạng thiếu hụt năng lượng điện một cách trầm trọng. Do vậy thường chịu cảnh quá tải, sụt áp hoặc cúp điện diễn ra thường xuyên. Điều đó làm các thiết bị điện tử nhạy cảm, các thiết bị điện khác, hệ thống thông tin,… bị hư hại nặng nề. Hôm nay, Minh Tùng giúp bạn tìm hiểu hiện tượng sụt áp của nguồn là gì? Nguyên nhân và phương pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Bài viết liên quan >>
- Một số kinh nghiệm sử dụng bộ lưu điện UPS TG1000
- Sử dụng Bộ lưu điện cho máy tính mang lại lợi ích bất ngờ
- Tần số là gì? Điểm khác biệt UPS tần số cao và UPS tần số thấp
I. Hiện tượng sụt áp của nguồn
-
Hiện tượng sụt áp của nguồn là gì?
Hiện tượng sụt áp (sụt thế) là hiện tượng điện áp đầu nguồn cao hơn điện áp cuối nguồn. Vì trong quá trình truyền tải phải mất đi một phần năng lượng điện. Phần năng lượng bị mất đi này là do điện trở trên dây tải. Trên thực tế thì sụt áp luôn xảy ra nhưng sẽ tùy theo từng mức độ khác nhau.
Sụt áp trong hệ thống điện luôn là vấn đề khiến các đơn vị và quốc gia luôn trăn trở và tìm các phương án khắc phục. Bởi đường dây dẫn điện càng dài đồng nghĩa với độ sụt áp càng lớn.
Hiện tượng sụt áp của nguồn trong đời sống sản xuất cũng tương tự vậy. Khi sử dụng quá nhiều các thiết bị điện ( tải tăng) gây ra hiện tượng sụt áp nguồn.
Mấu chốt của cách khắc phục sụt áp trên đường dây tải điện là luôn đảm bảo tiêu chuẩn sụt áp cho phép. Đảm bảo chất lượng điện lưới luôn ở mức cần thiết để phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
-
Cách khắc phục hiện tượng sụt áp
Các nhà quản lý đã nghĩ tới việc tăng kích cỡ dây dẫn điện để khắc phục sụt áp. Nhưng điều này là không khả thi về nhiều mặt : kỹ thuật, chi phí đầu tư, hiệu quả…
Do đó, họ đã sử dụng phương án lắp thêm trạm biến áp hạ thế tại các khu dân cư, khu công nghiệp… Các trạm biến áp này hạ áp xuống 110KV, 35KV, 22KV, 10KV… Chính vì thế mà điện năng chúng ta đang sử dụng hàng ngày phải thông qua rất nhiều trạm trung chuyển. Chứ không phải được truyền dẫn trực tiếp từ các nhà máy điện tới thẳng người dân.
Đó là về truyền tải điện lực, còn đối với điện dân sinh thì việc thay đổi dây dẫn điện là phương án hữu hiệu nhất. Thông thường dây điện cũ, chắp nối, tiết diện nhỏ, kéo dài…là nguyên nhân dẫn đến sụt áp.
Đối với các làng nghề, khu công nghiệp, khu đông dân cư…, các bạn có thể lựa chọn sử dụng máy ổn áp hoặc Bộ lưu điện UPS chuyên dụng để khắc phục hiện tượng sụt áp của nguồn.
Có thể những sản phẩm này phù hợp với quý khách >>
- UPS 6KVA ONLINE 1/1 DELTA CL 6000VB
- UPS APC Smart-UPS SRT10KXLI 10kVA
II. Một số loại sự cố nguồn điện khác
-
Sự cố quá áp
Là hiện tượng điện áp tăng quá định mức 110% mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc ngắt các thiết bị điện công suất lớn. Tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ khiến hệ thống máy tính dễ lỗi bộ nhớ, mất mát dữ liệu hoặc vô hiệu quá toàn bộ hệ thống.
-
Tốc độ tăng áp
Xảy ra khi điện áp tăng nhanh đột ngột tới 6000V trong khoảng nửa chu kỳ. Thông thường các xung áp này xảy ra sóng sét cảm ứng trong các đường dây hoặc do một số sự cố khác gây ra. Điều này có thể khiến cho các thiết bị điện nhạy cảm cháy hỏng bo mạch hoặc mất dữ liệu đột ngột.
-
Tăng áp do chuyển mạch (Switching Transient)
Là hiện tượng xảy ra trong trường hợp điện áp tăng nhanh đến 20,000V trong khoảng 10ms – 100ms. Hiện tượng này thường xảy ra do nguyên nhân phóng tĩnh điện, xung áp, xung sét trực tiếp trên đường dây không lọc. Nó có thể xảy ra thường xuyên trong lưới điện nhiều lần trong một ngày. Dẫn tới mất bộ nhớ, hỏng dữ liệu và các bộ phận máy móc khác.
-
Giảm áp (Power Sag)
Hiện tượng này xảy ra khi điện áp giảm 80 – 85% định mức trong thời gian ngắn. Nguyên nhân chủ yếu do thiết bị lớn khởi động và chuyển mạch của nguồn điện (bên trong và ngoài lưới điện). Giảm áp gây ra hậu quả giống như hiện tượng quá áp như mất bộ nhớ, hỏng dữ liệu, đèn nhấp nháy và tắt thiết bị.
-
Nhiễu công nghiệp (Electrical Line Noise)
Được xác định do nhiễu điện từ (EMI) hoặc nhiễu sóng radio (RFI). Nó gây ra tác hại nghiêm trọng trong các mạch hệ thống thông tin, máy tính, điều khiển. EMI, RFI và các sự cố tần số khác có thể gây ra mất, hỏng dữ liệu, mất lưu trữ, treo bàn phím và ngừng hệ thống.
-
Trượt tần (Frequency Variation)
Là tầng số thay đổi khác với định mức (50Hz), trượt tầng thường. Hiện tượng này xảy ra do sự hoạt động không ổn định của máy phát điện hoặc nguồn phát có tần số không ổn định. Nó có thể gây ra hậu quả mất dữ liệu, hỏng ổ cứng, treo bàn phím và hỏng chương trình đối với các thiết bị điện tử nhạy cảm.
-
Yếu nguồn (Brownout)
Là trạng thái điện áp yếu khi yêu cầu phụ tải tăng cao. Hiện tượng này thường xảy ra vào những dịp mùa hè, tổn thất trên đường dây tăng dẫn tới giảm điện áp cho phụ tải điện. Yếu nguồn dẫn tới hỏng máy tính, hỏng phần cứng, mất hoặc sai dữ liệu.
-
Mất nguồn
Là trạng thái điện áp bằng 0 kéo dài hơn 2 chu kỳ. Nguyên nhân xuất phát từ việc thiết bị đóng ngắt mạch không ổn định, lỗi bộ phân phối nguồn hoặc lỗi lưới điện. Hiện tượng này xảy ra gây mất dữ liệu, hỏng phần cứng và hỏng file. Tất cả các sự cố liên quan tới nguồn đều dẫn tới hậu quả với các thiết bị điện tử nhạy cảm. Kể như workstation, Server, hub và một số thiết bị mạng,… gây rối loạn chương trình và hệ thống. Điều này gây ra hỏng bo mạch chủ, hỏng đĩa cứng, mất mát dữ liệu,…
III. Một số biện pháp khắc phục hiệu quả
Để khắc phục các sự cố về nguồn điện, người ta thường sử dụng các thiết bị ổn áp tự động AVR, hoặc bộ lưu điện (UPS),…Ðối với các phụ tải nhạy cảm, việc sử dụng các bộ ổn áp không có hiệu quả bảo vệ. Bởi vì quán tính cơ của chúng không đáp ứng kịp những biến động nhanh của lưới điện. Các sản phẩm UPS 6kVA hay UPS 10kVA là sự lựa chọn hoàn hảo cho các khu công nghiệp hay khu dân cư.
Ví dụ cụ thể
Những xung áp lớn tồn tại khoảng 1/2 chu kì dòng điện(0,01 giây) có tác động nguy hiểm cho phụ tải nhạy cảm. Trong khi đó tác động điều chỉnh của ổn áp thường đạt được sau 1-3 giây. Do đó nó sẽ không có tác dụng bảo vệ điện. Việc sử dụng UPS bảo vệ phụ tải nhạy cảm là điều cần thiết. Đây cũng là xu thế áp dụng để bảo vệ trong các hệ thống trọng yếu.
Tuy nhiên, khi lựa chọn UPS cần phải hiểu rõ khả năng bảo vệ của từng loại bộ lưu điện cho những dạng phụ tải nào. Ðiều này thường thông qua phân tích của các kỹ sư về thiết bị điện. Hoặc thông qua những tư vấn của chuyên gia của lĩnh vực này.
Trên đây là các thông tin về hiện tượng sụt áp của nguồn điện và cách khắc phục. Ngoài ra Minh Tùng đã đưa ra các lỗi thường gặp nhất ở nguồn điện cung cấp cho hệ thống công nghệ thông tin mà bạn nên biết nữa. Chúng tôi hi vọng với những thông tin này, bạn có thể hạn chế và khắc phục tình các sự cố về nguồn điện lưới bên mình. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Moonlight Drawn By Clouds: Episode 7 » Dramabeans Korean drama recaps
- Bán Tài Khoản TV 2 Sumo (Premier League Pass + Sports) Giá 1150k/3 tháng – 1550k/6 tháng – 1800k/1 năm
- Những ứng dụng chụp hình đồ ăn đẹp bằng điện thoại Ứng dụng
- 8 ứng dụng dịch tiếng Trung trên điện thoại chuẩn, miễn phí
- iPhone 6 Plus vs iPhone 6s Plus: Những thay đổi đáng giá