Thai phát triển bên ngoài tử cung là việc hết sức nguy hiểm bởi vòi trứng có nguy cơ bị vỡ gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng. Nếu không được cấp cứu can thiệp kịp thời, tính mạng thai phụ có thể bị đe dọa. Do đó, thai phụ cần trang bị kiến thức mấy tuần thì biết thai ngoài tử cung để có kế hoạch chấm dứt thai kỳ đúng lúc.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi friend.com.vn Cao Thị Thúy Hà – Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội.
Mang thai ngoài tử cung là một trong những hiện tượng cấp cứu sản khoa thường gặp. Đây là hiện tượng khối thai không làm tổ trong buồng tử cung mà nằm lạc ở vòi tử cung, buồng trứng, ổ bụng,…
Thống kê cho thấy, cứ 1.000 thai phụ sẽ có khoảng 17 trường hợp mang thai ngoài tử cung. Tần suất thai phụ gặp tình trạng này ngày một gia tăng. Đáng lưu ý, nếu được phát hiện sớm thì tiên lượng điều trị tốt; ngược lại, nếu phát hiện trễ có thể dẫn đến các biến chứng vỡ, chảy máu ồ ạt, tỷ lệ tử vong vào khoảng 1 – 1.5%. Khoảng 30% thai phụ mang thai ngoài tử cung sau đó vẫn có thai bình thường, 10% có nguy cơ tái phát ở lần mang thai kế tiếp, 50% trường hợp không may mắn gặp biến chứng vô sinh.
friend.com.vn Cao Thị Thúy Hà – Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, hiện nay, với sự phát triển của hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, sự tiến bộ của những xét nghiệm cận lâm sàng cũng như đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao tại Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã có thể chẩn đoán, phát hiện tình trạng từ sớm, nhờ vậy tỷ lệ tử vong cũng như các biến chứng không mong muốn được cải thiện rõ rệt.
Mấy tuần thì biết thai ngoài tử cung?
Đây là một trong những thắc mắc khiến nhiều người quan tâm bởi cần hiện tượng này phát hiện sớm, góp phần chẩn đoán chính xác và chấm dứt thai kỳ kịp lúc, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai phụ.
Thông thường, thai ngoài tử cung được phát hiện trong khoảng tuần 4 – 5 thai kỳ. Thai phụ sẽ gặp một số triệu chứng tương tự như ở phụ nữ mang thai bình thường, tuy nhiên sẽ có một dấu hiệu khác cảnh báo hiện tượng này. (1)
Trường hợp thai ngoài tử cung chưa vỡ
Khoảng 5 – 10 ngày sau quan hệ tình dục sẽ diễn ra quá trình thụ thai, sau đó thai sẽ di chuyển và làm tổ trong buồng tử cung. Nếu người phụ nữ có những dấu hiệu của mang thai như trễ kinh, que thử thai 2 vạch nhưng kết quả siêu âm không thấy túi thai trong buồng tử cung thì rất có thể bạn đang gặp hiện tượng thai nằm ngoài tử cung.
Một số dấu hiệu nhận biết:
- Chảy máu âm đạo: thai phụ mang thai ngoài tử cung sẽ bị ra máu, việc ra máu này có thể trùng với chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng hoặc không, do đó nhiều phụ nữ dễ lầm tưởng đó là máu kinh nguyệt. Hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường này sẽ rất khác so với máu kinh nguyệt, như: kéo dài liên tục qua nhiều ngày, chảy máu từng ít một, máu có màu đỏ thẫm, không đông. Tuy nhiên, một số ít trường hợp thai phụ lại không có dấu hiệu này.
- Đau bụng: Đây là triệu chứng điển hình nhất của mang thai ngoài tử cung. Nhiều thai phụ sẽ bị đau bụng ngay khi bắt đầu có thai, bụng khó chịu dữ dội, có thể kèm chứng táo bón. Thai phụ có thể đau bụng một bên, kéo dài nhiều ngày không dứt. Đặc biệt, nếu hiện tượng đau bụng này kéo dài và kết hợp thêm chảy máu âm đạo thì thai phụ cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để chẩn đoán chính xác.
- Nồng độ HCG nồng độ tăng chậm, hoặc tăng giảm bất thường: Đối với thai phụ mang thai bình thường, nồng độ HCG sẽ tăng dần lên theo tuổi thai, nghĩa là thai càng lớn thì nồng độ HCG trong máu sẽ càng cao. Tuy nhiên, ở thai phụ mang thai ngoài tử cung, nồng độ HCG sẽ tăng chậm, không tăng hoặc thậm chí là tăng giảm bất thường. Do đó, nếu trường hợp phụ nữ nghi ngờ mang thai nhưng que thử thai cho kết quả 1 vạch cũng cần nghĩ đến việc mang thai ngoài tử cung.
Trường hợp thai ngoài tử cung bị vỡ
Dấu hiệu cho thấy thai ngoài tử cung bị vỡ sẽ bao gồm các triệu chứng khi chưa vỡ (trễ kinh nguyệt, chảy máu âm đạo, đau bụng…) đi kèm với các triệu chứng sau:
- Toát mồ hôi hột
- Đau bụng dữ dội
- Mặt tái nhợt
- Khó thở
- Chân tay bủn rủn
- Mạch đập nhanh
- Huyết áp thấp
- Thậm chí kiệt sức và ngất xỉu
Nguyên nhân xuất phát từ việc thai ngoài tử cung vỡ khiến máy chảy ồ ạt bên trong ổ bụng. Lúc này, thai phụ cần được can thiệp phẫu thuật ngay lập tức để tránh các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng. (2)
Rất khó để xác định thai ngoài tử cung bao lâu thì vỡ, vì thời gian vỡ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như vị trí thai làm tổ, kích thước nơi thai làm tổ và sự phát triển của thai nhi. Chỉ khi thông qua thăm khám và các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ mới có thể dự đoán khoảng thời gian khối thai sẽ vỡ.
friend.com.vn Cao Thị Thúy Hà cho biết, rất nhiều trường hợp thai phụ có thai nằm bên ngoài tử cung nhưng không hay biết, mãi đến khi túi thai vỡ mới được đưa đến cấp cứu. Do đó, khuyến cáo chị em phụ nữ ngay khi có những dấu hiệu mang thai cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra và xác định vị trí làm tổ của túi thai. Trong trường hợp mang thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ có tư vấn và chỉ định thai phụ chấm dứt thai kỳ đúng lúc và khoa học, bảo tồn khả năng mang thai về sau.
Trường hợp thai ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang
Thai ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang (xuất huyết) là biến chứng nguy hiểm của bệnh. Lúc này, vòi trứng bị rạn nứt khiến bọc thai bị sảy, dẫn đến tình trạng rỉ máu. Lượng máu đó có thể bị đọng lại ở một nơi nào đó trong hố chậu, lâu ngày bọc lại thành một khối được gọi là huyết tụ thành nang. (3)
Khối huyết tụ này có nguy cơ bị vỡ bất kỳ lúc nào, đặc biệt khi có sự tác động cơ học. Thai ngoài tử cung thể huyết tụ thành nang bị vỡ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của thai phụ.
Thai bị chảy máu thường khó phát hiện, để chẩn đoán chính xác hiện tượng này cần sự thăm khám cũng như một số xét nghiệm cận lâm sàng của các bác sĩ sản khoa. Tuy nhiên, thai phụ có thể nhận biết tình trạng huyết tụ thành nang qua một số dấu hiệu thường gặp dưới đây:
- Chu kỳ kinh nguyệt trễ, hoặc bị rong kinh nhưng lượng máu không nhiều;
- Chảy máu âm đạo màu nâu sẫm hoặc đen, kéo dài vài ngày;
- Đau vùng hạ vị, đau bụng dưới, có thể kèm táo bón hoặc tiểu tiện khó khăn;
- Da xanh xao, có thể hơi vàng;
- Thường xuyên mệt mỏi, sút cân mà chưa rõ lý do;
- Kết quả siêu âm không thấy thai trong tử cung, đồng thời có một vài khối huyết tụ ở ngoài tử cung.
Bác sĩ Cao Thị Thúy Hà khuyến cáo, ngay khi có những dấu hiệu trên, chị em phụ nữ cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra và chẩn đoán chính xác nguyên nhân, có hướng xử trí phù hợp. Không được chủ quan kéo dài vì có thể bị vỡ thai, gây xuất huyết trầm trọng, nguy hiểm nhất là có thể gây tử vong.
Phương pháp chẩn đoán thai nằm ngoài tử cung
Để chẩn đoán sớm nhất và chính xác nhất thai có nằm ngoài tử cung hay không sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó thai phụ cần trang bị những thông tin cơ bản về sinh sản trước khi quyết định mang thai. Tiếp đó, thai phụ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường mà cơ thể gặp phải, lập tức đến ngay cơ sở y tế, thông báo với bác sĩ điều trị để được thăm khám và tiến hành các thủ thuật can thiệp một cách hiệu quả nhất.
Các thủ thuật và xét nghiệm cận lâm sàng được sử dụng trong chẩn đoán:
- Thử thai: Bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ thực hiện xét nghiệm máu nhằm kiểm tra nồng độ hormone HCG (βhCG) bên trong cơ thể. Hormone này chỉ xuất hiện ở phụ nữ mang thai, do đó thông qua kết quả thử thai sẽ cho biết thai phụ có mang thai hay không, chưa kết luận được thai nằm trong hay ngoài tử cung.
- Siêu âm: Khi thai phụ có những dấu hiệu nghi ngờ của mang thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò âm đạo để xác định vị trí của thai nhi. Thêm vào đó, siêu âm còn giúp phát hiện và đánh giá tình trạng chảy máu trong trường hợp thai bị vỡ.
Thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không?
Có thể nói, siêu âm là phương pháp chẩn đoán an toàn và hiệu quả để phát hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ. Khi thai phụ có những dấu hiệu nghi ngờ thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm đầu dò âm đạo để kiểm tra chính xác vị trí thai nhi. Tuy nhiên, để biết rõ thai phụ có mắc bệnh hay không, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm kiểm tra nồng độ HCG (βhCG). Nếu nồng độ HCG > 150UI/ml thì thai phát triển trong tử cung, nếu thấp hơn hoặc > 1500 UI/ml mà không thấy thai trong tử cung thì khả năng cao là thai ngoài tử cung. (4)
Nếu đã thực hiện siêu âm và xét nghiệm HCG mà vẫn chưa xác định được chính xác thai nhi có nằm ngoài tử cung hay không thì sẽ thực hiện phương pháp nội soi ổ bụng.
- Nội soi ổ bụng: Đây là phương pháp hiện đại giúp chẩn đoán một cách nhanh chóng và chính xác. Nếu thai phụ mắc bệnh, kết quả nội soi sẽ phát hiện một bên ống dẫn trứng căng phồng và tím đen.
- Các xét nghiệm máu khác: Bên cạnh xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ HCG, thai phụ sẽ được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm máu khác để kiểm tra tình trạng thiếu máu, phòng trường hợp thai phụ cần truyền máu.
Điều trị thai ngoài tử cung
Bác sĩ Cao Thị Thúy Hà cho biết, hiện nay, các phương pháp điều trị thai ngoài tử cung gồm có điều trị bằng thuốc, điều trị phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở bụng. Tùy vào các triệu chứng thai phụ gặp phải, cũng như kích thước và tình trạng của khối thai mà bác sĩ sẽ có tư vấn và hướng dẫn điều trị phù hợp.
Điều trị bằng thuốc
Những trường hợp được phát hiện sớm khi kích thước khối thai còn bé, chưa vỡ sẽ được điều trị bằng thuốc. Loại thuốc được sử dụng phổ biến là Methotrexate, có tác dụng ngăn chặn sự phân chia và phát triển của tế bào, khối thai sẽ tự tiêu biến sau 4 – 6 tuần dùng thuốc. Tuy nhiên, thai phụ có thể gặp phải các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán nản, rụng tóc, loét miệng, tiêu chảy… thậm chí là suy tụy, suy gan, suy thận. Do đó, khuyến cáo thai phụ chỉ nên dùng thuốc và dùng thuốc theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ.
Điều trị phẫu thuật nội soi
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp khối thai có kích thước lớn nhưng chưa vỡ, lúc này bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ lựa chọn một trong hai phương pháp phẫu thuật mở thông vòi trứng và phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng.
Điều trị phẫu thuật mở bụng
Trong trường hợp khối thai đã phát triển lớn và bị vỡ, gây xuất huyết trầm trọng thì cần tiến hành phẫu thuật mở bụng ngay lập tức. Lúc này, ống dẫn trứng hầu như đã bị hư hỏng hoàn toàn nên cần được loại bỏ.
Phòng ngừa mang thai ngoài tử cung bằng cách nào?
Bác sĩ Thúy Hà cho biết, chị em phụ nữ hoàn toàn có thể ngăn ngừa việc mang thai ngoài tử cung bằng cách cải thiện, thay đổi lối sống khoa học hơn giúp sức khỏe sinh sản tốt nhất. Cụ thể là,
- Quan hệ tình dục an toàn, chỉ quan hệ với một bạn tình
- Không hút thuốc lá, cũng như tránh việc hút thuốc lá bị động
- Thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ
- Tầm soát STDs thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa bất thường, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh
Mang thai ngoài tử cung gây nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng thai phụ nếu không được phát hiện sớm và can thiệp xử trí kịp thời. Do đó, khuyến cáo thai phụ cần theo dõi sát sao các dấu hiệu mang thai, đến ngay cơ sở y tế uy tín ngay khi có những triệu chứng bất thường để được thăm khám, phát hiện sớm, điều trị hiệu quả, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Mạng máy tính là gì? Mang lại những lợi ích gì cho cuộc sống?
- Chia sẻ khóa học Tiktok và khóa học Forex Trading
- Giới thiệu dàn nhân vật chính trong Date A Live Ren Dystopia – NeptuniaVN
- Cách chèn quảng cáo vào youtube và điều kiện để được gắn quảng cáo
- Hinh set xi | Hình ảnh cho hinh set xi