Mục lục bài viết
Hiện nay trên hầu hết các sản phẩm, hàng hóa đều có tem dán mã vạch và mã số, thông qua đó mà người tiêu dùng có thể tự kiểm tra được nguồn gốc hàng hóa mà mình đã mua. Do đó qua nội dung bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Mã vạch 400 của nước nào?
Mã vạch là gì?
Mã vạch trước hết được hiểu là một dãy các ký tự gồm nhiều số tự nhiên khác nhau, theo định nghĩa thì mã vạch được xác định là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một loại ký hiệu chuyên biệt. Đó chính là 1 ký hiệu gồm tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu thị các mẫu tự, ký hiệu và con số.
Thông thường thì ta không thể kiểm tra và phân biệt được bằng mắt thường, nhưng chính sự thay đổi trong khoảng cách và độ rộng của vạch đén, khoảng trắng sẽ biểu thị cho thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy quét mã vạch cho thể đọc được, qua đó sẽ phân tích được các thông tin của sản phẩm.
Phía dưới mã vạch thường sẽ có mã số, là phần thông tin mà người tiêu dùng có thể nhận biết được thông tin của sản phẩm, bởi khi nhìn vào dãy số này thì người ta sẽ biết được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thông qua bảng quy ước mã số dành cho các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cho Tổ chức GS1 cung cấp.
Mã vạch sẽ được in bởi các loại máy in vạch chuyên dụng, được thiết kế theo đúng quy chuẩn hiện nay, vì vậy không phải máy in nào cũng có thể in ra được mã vạch.
Do về phần hình ảnh thì mã vạch thực chất chỉ là những khoảng đen, trắng đan xen nhau, vì vậy phải thông qua máy quét mã vạch thu nhận hình ảnh mã vạch, sau đó sẽ chuyển thông tin đến mới tính để mã hóa dữ liệu, từ đó sẽ có những thông tin liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, sản phẩm.
Ý nghĩa của mã vạch
Hiểu về bản chất thì cũng có thể ví mã vạch giống như thẻ căn cước công dân của hàng hóa, sản phẩm, bởi vì thông qua mã vạch mà ta sẽ nắm rõ được hết những thông tin cơ bản của hàng hóa đó, đồng thời mỗi loại hàng hóa, sản phẩm khác nhau thì sẽ 1 mã vạch khác nhau, không trùng lặp.
Tùy thuộc vào từng quốc gia, vùng lãnh thổ mà quy định về mã vạch sẽ là khác nhau, nhưng về cơ bản thì mã vạch đều gồm có 2 phần, đó là: Mã số của hàng hóa mà con người có thể nhận biết bằng mắt thường và mã vạch mà chỉ thông qua máy quét mới có thể theo dõi được thông tin.
Tùy theo dung lượng thông tin của sản phẩm, dạng thức thông tin được mã hóa và mục đích sử dụng mà người ta chia mã vạch ra thành nhiều loại, trong đó phổ biến nhất trên thị trường hiện nay phải kể đến là: UPC, EAN, Code 39, Code 128…
Còn trên thị trường Việt Nam hiện nay thì hàng hóa đa phần được áp dung mã vạch EAN. Cụ thể thì mã vạch EAN gồm có 13 chữ số tự nhiên, được chia làm 4 nhóm, tượng trưng cho 4 thông tin của hàng hóa, sản phẩm. Theo đó:
– 3 chữ số đầu tiên chính là xuất xứ sản phẩm, là mã quốc gia hoặc vùng lãnh thổ;
– 4 đến 5 hoặc 6 số tiếp theo được xác định là mã số doanh nghiệp do tổ chức GS1 Việt Nam cấp cho doanh nghiệp;
– 2 đến 3 số tiếp theo là mã số hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất tự quy định cho sản phẩm của mình
– Số cuối cùng đó chính là số về kiểm tra.
Mã vạch 400 của nước nào?
Hiện nay trên thế giới đang áp dụng 2 hệ thống mã số hàng hóa đó là hệ thống EAN và hệ thống UPC. Và hàng hóa nước Đức thuộc hệ thống EAN. Được biết mã vạch hàng hóa của Đức bắt đầu từ số 400 – 440.
Như vậy nếu các sản phẩm có mã vạch bắt đầu bằng số 400-440 thì sản phẩm đó có nguồn gốc từ Đức hay nói cách khác mã vạch 400 là mã vạch của nước Đức.
Ví dụ: Mã vạch 4006748900706 3 (Số 3 cuối cùng là số kiểm tra, được gọi là F)
Trong đó:
– 4006 được xác định là mã quốc gia của Đức
– 7489 được xác định là mã số doanh nghiệp sản xuất
– 00706 được xác định là mã số của hàng hóa do doanh nghiệp quy định
– F là số thứ tự kiểm tra
Ngoài ra, khách hàng khi mua sản phẩm thì hoàn toàn có thể sử dụng điện thoại thông minh để check mã vạch và được quy luật tính mã vạch nhằm nhận biết hàng chính hãng, quý khách có thể tham khảo cách tính dưới đây:
Bước 1: Bạn cộng tổng tất cả các số ở vị trí lẻ theo thứ tự từ phải sang trái;
Bước 2: Tiếp theo nhân kết quả vừa cộng được ở bước 1 với 3;
Bước 3: Cộng hết tất cả các số còn lại;
Bước 4: Hãy cộng tổng kết quả có được ở bước 2 và bước 3;
Bước 5: Cuối cùng chọn bội số của 10 gần với kết quả tại bước 4 nhất và lớn hơn kết quả bước 4 trừ kết quả bước 4 để ra kết quả.
Hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng mã số mã vạch thì phải tiến hành chuẩn bị hồ sơ để đăng ký theo quy định của pháp luật. Đây chính là cơ sở quan trọng để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xme xét, đánh giá và đưa ra quyết định chấp thuận hay không.
Cụ thể hồ sơ đăng ký mã vạch sản phẩm cần những giấy tờ dưới đây:
– 1 bản đăng ký theo mẫu mà pháp luật hiện hành quy định;
– 1 băn đăng ký theo mẫu danh mục sản phẩm sử dụng mã số vật phẩm;
– 1 phiếu đăng ký thông tin theo mẫu quy định cho cơ sở dữ liệu GS1;
– Chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập tùy thuộc vào chủ thể đăng ký là doanh nghiệp sản xuất hay các tổ chức khác.
Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Mã vạch 400 của nước nào? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ trực tiếp.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Cách thay đổi ngôn ngữ trong Windows 8/8.1
- Cách chỉnh full và thu nhỏ màn hình Liên Minh Huyền Thoại, LOL
- Cách xem Facebook của người khác khi không kết bạn, bị ẩn, bị chặn
- Cách sinh con trai theo ý muốn: Cẩm nang hướng dẫn từ A – Z
- Adobe Photoshop Camera – ứng dụng chụp ảnh của Adobe trên di động Ứng dụng