Kính cận là loại kính gì? Có bao nhiêu loại kính cận và ưu nhược điểm từng loại đó ra sao? Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn sản phẩm này bạn nhé!
Kính cận là loại kính gì?
Cận thị là một bệnh lý khá phổ biến và có chiều hướng gia tăng. Nhất là ở độ tuổi học sinh, sinh viên, người làm văn phòng. Những người cận thị chỉ nhìn thấy được vật ở gần và gặp khó khăn khi nhìn vật ở xa. Một trong những giải pháp điều trị tật cận thị hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhất là đeo kính. Vậy kính cận là loại thấu kính gì?
Đây là dạng thấu kính phân kỳ, có khả năng điều chỉnh, giúp hình ảnh hội tụ đúng võng mạc. Thị trường trên thị trường hiện nay với nhiều loại gọng kính cận khác nhau. Do đó mà người dùng cũng gặp không ít khó khăn trước khi đưa ra quyết định.
Cận thị bao nhiêu độ thì nên đeo kính
Nhiều bạn cho rằng, cận thị nặng thì mới nên đeo kính. Song, đó là một quan điểm sai lầm. Vì dù cận độ nhỏ dưới 0.75 cũng ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của mọi người. Vậy cận thị bao nhiêu độ thì cần phải đeo kính?
- Cận 0.25 độ cũng là độ cận nhỏ nhất. Với độ cận này thì không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hằng ngày. Do vậy, nếu chỉ bị cận 0.25 độ thì bạn không cần đeo kính.
- Cận 0.5 độ khiến cho bạn nhìn thấy sự vật ở xa hơi bị mờ. Tuy nhiên, nhìn chung bạn vẫn nhìn tốt mà không cần phải đeo kính.
- Cận 0.75 độ là mức mà bạn nên đeo kính để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
- Cận 1 độ sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi nhìn xa. Đối tượng này bắt buộc phải đeo kính nếu làm các công việc như lái xe, công an…
- Cận 1.5 độ nên đeo kính để không ảnh hưởng đến công việc.
- Cận 2 độ bắt buộc phải đeo kính mới thuận lợi trong công việc và học tập.
Song, về nhu cầu và thời gian đeo kính của mỗi người là khác nhau. Chẳng hạn, người trung niên tính chất công việc nhìn gần thì không cần phải đeo kính cả ngày.
Người cận thị 1 đến 2 độ chỉ nên dùng kính khi nhìn xa, không nên dùng suốt cả ngày. Bởi điều này sẽ làm mắt giảm khả năng điều tiết khi nhìn gần. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bản thân bạn phụ thuộc quá nhiều vào kính. Đối với những người làm việc nhiều cần dành thời gian để mắt thư giãn, nghỉ ngơi. Cứ 30 phút thì bạn nên cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn khoảng 2 đến 3 phút.
Tác hại việc đeo kính không đúng cách
Khi đeo kính nhiều người nói rằng họ bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, hình ảnh méo mó… Nguyên nhân là do đeo không đúng độ hoặc chọn loại kính cận kém chất lượng…
Đeo độ sai sẽ gây cảm giác không thoải mái. Đồng thời không thể giải quyết được vấn đề cận thị mà thậm chí còn gây nhược thị. Đeo kính với độ thực của mắt sẽ gây nhức đầu, chóng mặt, làm mắt điều tiết nhiều hơn. Khi kính lắp lệch tâm sẽ gây mỏi mắt, lâu ngày dẫn đến hiện tượng song thị.
Bên cạnh đó, dùng gọng kính cận quá chật sẽ gây chèn ép 2 thái dương. Kết quả dẫn đến sự khó chịu, không được thoải mái. Theo các chuyên gia, càng kính và nơi hai bên mũi phải được canh chỉnh chính xác. Bạn không để xảy ra hiện tượng tạo vết lõm ở hai mũi vì như vậy sẽ kém thẩm mỹ.
Các loại kính cho người cận thị
Thị trường phổ biến hai loại mắt kính cận thị đó là kính gọng và kính áp tròng. Tròng kính gọng được chia làm kính cận đổi màu và kính râm cận thị. Tùy theo mỗi loại mà nó có những ưu nhược điểm khác nhau.
Kính gọng
Kính gọng là một giải pháp rẻ tiền và khá phổ biến để điều trị tật khúc xạ.
Ưu điểm kính gọng
- Kính gọng giúp người dùng không cần chạm tay trực tiếp vào mắt. Nhờ vậy mà ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, cộm xốn, khó chịu.
- Kính gọng hạn chế tình trạng khô mắt.
- So với kính áp tròng, kính gọng tiết kiệm hơn nhiều. Hầu hết kính áp tròng đều có thời hạn sử dụng, tuy nhiên kính gọng thì không. Chỉ trừ khi bạn làm vỡ tròng hoặc độ cận của mắt thay đổi.
- Đeo kính gọng cũng không khó như kính áp tròng. Việc bảo quản nó cũng tương đối đơn giản, không gây bất kỳ rắc rối gì.
- Bạn dễ dàng phối hợp gọng kính cùng với nhiều phong cách thời trang khác nhau. Đặc biệt, kính gọng giúp bạn thoải mái tạo nên cá tính riêng cho mình.
- Kính gọng bảo vệ đôi mắt tránh tác động của tia UV, bụi bẩn…
Nhược điểm của kính gọng
- Vì đeo kính gọng gần mắt nên thị trường của bạn hẹp đi. Những người mới lần đầu đeo sẽ gặp khó khăn trong việc quan sát tầm nhìn ngoại biên.
- Lựa chọn gọng kính không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến tình thẩm mỹ.
- Người bị cận nặng sẽ phải đeo gọng kính dày, như vậy sẽ làm mắt nhỏ đi.
- Khi tham gia các bộ môn thể thao đối kháng không thể sử dụng kính gọng.
- Khi đi trời mưa, gặp sương mù sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn.
Kính áp tròng
Kính áp tròng là kính nhỏ, đeo sát mắt. Nó có công dụng giữa trị các tật khúc xạ của mắt như cận thị, viễn thị, lão thị… Thị trường chia kính cận áp tròng làm hai loại là kính áp tròng cứng và kính áp tròng mềm.
Kính cận áp tròng cứng thích hợp dùng cho người bị tật khúc xạ nặng, thời gian sử dụng dài. Kính cận áp tròng mềm có thời hạn sử dụng cố định 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng… Tùy theo từng trường hợp khác nhau mà bạn lựa chọn loại nào thích hợp nhất.
Ưu điểm kính áp tròng
- Kính không bị nhòe, không ảnh hưởng đến tầm nhìn khi đi mưa, gặp sương mù.
- Không gây khó chịu như đeo kính.
- Tính thẩm mỹ cao, phù hợp với các bạn nữ.
- Thị trường không bị hạn chế, có thể nhìn xung quanh.
- Kính ở trong mắt, vậy nên dễ dàng tham gia các bộ môn thể thao đối kháng, hoạt động mạnh.
Nhược điểm kính áp tròng
- Đeo kính áp tròng không vệ sinh đúng cách sẽ gây ra viêm loét giác mạc, trầy xước giác mạc… Ngoài ra, một bệnh lý hay gặp khi đeo kính áp tròng là bệnh biểu mô. Đó là khi lớp bên ngoài giác mạc bị tổn thương.
- Vì kính tiếp xúc trực tiếp với mắt nên cần phải được vệ sinh đúng và thường xuyên. Điều này có thể gây ra bất tiện cho người bận rộn.
- Đeo kính áp tròng liên tục trong một thời gian dài dễ gây tình trạng kích ứng mắt. Thậm chí có nhiều trường hợp bị viêm nhiễm, khô mắt.
- Muốn đeo kính áp tròng chữa cận thị đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm. Với người sử dụng lần đầu tương đối khó khăn.
Kính cận là loại kính gì? Ưu nhược điểm các loại kính cận? Chắc hẳn giờ đây bạn đã có câu trả lời cho riêng mình. Điều quan trọng nhất khi mua kính cận thị là phải chọn kỹ lưỡng. Đến các bệnh viện hay cửa hàng uy tín, được cấp giấy phép đầy đủ để đo và cắt kính. Bên cạnh đó, bạn cũng nên định kỳ 6 tháng một lần kiểm tra độ cận của mắt. Từ đó bạn sẽ điều chỉnh độ kính phù hợp, tránh ảnh hưởng đến thị lực.
Thùy Duyên
Post Views: 2.084
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Tải Game Con Mèo Biết Nói Tiếng Người Miễn Phí Cho Điện Thoại 1
- Những dòng xe tải dưới 1 tấn máy dầu được dùng phổ biến hiện nay – Dịch Vụ Dọn Nhà
- Chụp ảnh đẹp trên iPhone bạn nên sử dụng 6 “bí kíp” này Nhiếp ảnh,Thủ thuật
- 8 phim hay nhất, làm nên tên tuổi của Triệu Lệ Dĩnh
- Internet Truyền Hình Cáp vtv