Kể từ khi Giải vô địch thế giới Rubik lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1982 tại Budapest, các phương pháp giải ngày càng phát triển và hiện tại đã có người đạt dưới 4s – một thành tích không thể tin được.
Nếu bạn muốn cải thiện tốc độ của mình, tất cả những gì bạn cần là một chiếc Rubik hợp tay, được bôi trơn đầy đủ, có độ ổn định cao và khả năng cắt góc tốt. Tập luyện các thủ thuật như Finger Trick hay Look Ahead cũng sẽ giúp tối ưu thời gian. Nhưng điều quan trọng vẫn là áp dụng một (hay nhiều) phương pháp giải Rubik 3×3 nâng cao – thứ sẽ quyết định phần lớn thành tích của bạn.
Giống như tiêu đề, hôm nay H2 Rubik sẽ chia sẻ cho bạn cách giải Rubik 3×3 bằng CFOP, được coi là phương pháp nâng cao dễ học nhất, nhanh nhất và cũng phổ biến nhất.
Nội dung chính bài viết[Ẩn]
CFOP là gì?
Khi nói về các phương pháp tiên tiến nhất để giải khối Rubik 3×3, chúng ta phải nhắc đến Petrus, Roux, ZZ và CFOP,… được sử dụng bởi phần lớn các Cuber ngày nay. Nhưng độ phổ biến cao và được nhiều người ưa thích nhất chính là phương pháp giải CFOP. Vậy CFOP là gì?
CFOP (từ viết tắt cho chữ cái đầu tiên của từng bước) là phương pháp giải Rubik nâng cao chia khối 3×3 thành 3 tầng, và bạn sẽ giải từng tầng bằng các bộ công thức có sẵn trong khi không làm rối các mảnh đã thực hiện. CFOP liên quan đến việc ghi nhớ rất nhiều công thức. Tuy nhiên, luôn có một mối liên hệ rất logic giữa chúng, và sau rất rất nhiều lần thực hành, bạn chỉ cần nhớ một vài công thức và tự nghiệm ra những cái còn lại.
Giới thiệu CFOP
- CFOP có thể được xem như là một phiên bản nâng cao của phương pháp giải layer-by-layer 7 bước nổi tiếng (thường hay được học bởi người mới chơi), tập trung chủ yếu vào việc giải khối Rubik theo cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Cụ thể, nó kết hợp một số bước của layer-by-layer thành một, và bạn phải ghi nhớ nhiều công thức hơn.
- Số lần xoay trung bình khi thực hiện bộ công thức CFOP hoàn chỉnh là 56 lần. Trong khi sử dụng phương pháp cho người mới chơi, số lần xoay trung bình khoảng 110 lần (nhiều hơn 100%).
- Hầu hết các Cuber hàng đầu hiện nay đều sử dụng CFOP (đôi khi kết hợp với cả phương pháp khác) cho nên hãy yên tâm về thứ bạn đang học.
#Lưu ý: bạn chỉ nên học công thức CFOP sau khi giải thành công khối Rubik và đã thành thạo phương pháp cho người mới chơi. Tốt nhất là có thể giải trong vòng 1:30 – 2:00 phút trước khi bắt đầu học CFOP.
CFOP được sử dụng bởi đại đa số những người chơi Rubik hàng đầu hiện nay như: Feliks Zemdegs, Max Park, Mats Valk, vv,…
Phương pháp CFOP hay Fridrich?
Jessica Fridrich thường bị nhầm là nhà phát minh công thức CFOP duy nhất, thực tế thì không phải vậy. Nó được phát triển từ đầu những năm 80 bởi cô và những người đam mê khối lập phương khác.
- Cross: David Singmaster.
- F2L: René Schoof.
- OLL/PLL: Hans Dockhorn, Kurt Dockhorn, Anneke Treep và rất nhiều công thức được phát triển bởi Jessica Fridrich.
Nguồn gốc của cái tên Fridrich Method là do tại thời điểm CFOP mới ra mắt, trang Web của cô cung cấp rất nhiều thông tin liên quan đến Rubik, bao gồm mô tả đầy đủ về CFOP và danh sách các thuật toán. Do đó, nhiều người học từ trang Web này bắt đầu gọi CFOP là “phương pháp Fridrich”.
Tuy nhiên, một số Cuber không đồng ý với thuật ngữ này từ lâu, trong số đó có nhà sáng lập Hiệp hội Rubik thế giới – Ron van Bruchem và chính Jessica Fridrich. Vấn đề này đã được truyền bá rất tốt vào những năm 2008 và hiện nay bạn có thể thấy rất ít ai gọi CFOP là phương pháp Fridrich.
(Ron van Bruchem – bên trái và Jessica Fridrich – bên phải)
Cách giải CFOP Rubik
CFOP là từ viết tắt cho các chữ cái đầu của từng giai đoạn. Như vậy chúng ta sẽ có 4 bước sau đây:
Bước 1: Tạo dấu cộng ở mặt đáy (Cross cfop)
Bước 2: Giải quyết hoàn toàn hai tầng đầu tiên (F2L)
Bước 3: Định hướng cho tầng cuối (OLL)
Bước 4: Hoán vị cho tầng cuối (PLL)
#Lưu ý: hầu như các hướng dẫn giải Rubik thường mặc định bắt đầu bằng mặt trắng ở dưới đáy và kết thúc bằng mặt vàng. Tuy nhiên, nó không bắt buộc.
(Ví dụ minh họa dưới đây sẽ bắt đầu bằng mặt trắng)
Bước 1: Tạo dấu cộng ở mặt đáy (Cross cfop)
Thực hiện dấu cộng hay Cross là bước đầu tiên cho phần lớn phương pháp giải hiện nay, trong đó có CFOP. Nó rất đơn giản để học nhưng để giải nhanh và hiệu quả thì thực sự không dễ chút nào. Lý do là cross phụ thuộc phần nhiều vào việc tự nghiệm chứ không phải dùng công thức (tôi không thể nào liệt kê hết vì nó có quá nhiều trường hợp xảy ra).
– Mục tiêu là tạo một dấu cộng màu trắng ở đáy D và các viên cạnh phải khớp với màu tâm các cạnh bên. Trong hầu hết các trường hợp, tạo cross được coi là hiệu quả nhất khi bạn chỉ cần 6 lần xoay và không bao giờ nhiều hơn 8 lần.
– Việc làm dấu cộng trong CFOP sẽ khác hơn chút so với cách giải của người mới. Một số lưu ý nho nhỏ:
- Hãy úp mặt trắng xuống để không tốn thêm thời gian lật lại và chuẩn bị tốt hơn cho bước sau (F2L).
- Học thuộc bảng màu và vị trí của các mặt khối Rubik. Điều này sẽ giúp bạn biết được mình đang làm gì, mặc dù không nhìn xuống đáy.
- Một số Cuber thích giải dấu cộng khi đặt mặt trắng bên phải nhưng theo tôi, đặt ở dưới bạn sẽ có cái nhìn tốt hơn và áp dụng Finger Trick một cách dễ dàng.
- Và trên hết, cố gắng tìm hiểu cách khối Rubik hoạt động để đưa ra các bước xoay ngắn nhất.
Tôi hiểu là phương pháp này hơi “ngượng tay” và rất dễ hỏng đối với người mới bắt đầu, nhưng điều chúng ta đang cần là tối ưu thời gian, đặc biệt với bạn nào muốn Sub 20 trở xuống.
–
Có hay không công thức làm dấu cộng Rubik?
Không giống như F2L hay giải tầng cuối cùng, bạn không thể chia việc giải dấu cộng ra thành nhiều trường hợp khác nhau, cũng như hình thành công thức làm dấu cộng Rubik riêng cho từng cái.
Đơn giản là vì nó có quá nhiều trường hợp xảy ra. Việc bạn giải chúng ra sao phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm tích luỹ được.
>> Tham khảo: 7 mẹo giúp bạn giải Cross (dấu cộng) hiệu quả hơn đáng kể.
Dưới đây là một vài ví dụ:
F2
Bạn chỉ cần xoay cho viên cạnh về đúng vị trí
U’ R’ F R
Ví dụ này giúp bạn hiểu cách định hướng lại một viên cạnh
F R2 D2
Cho 2 viên cạnh về đúng vị trí chỉ trong một bước
R F L B R D
Trường hợp dài với 6 bước xoay
Bước 2: Giải quyết hai tầng đầu tiên (First two Layer – F2L)
F2L là bước có tiềm năng lớn nhất để giảm thời gian và cải thiện rất nhiều các kỹ năng nâng cao khác như “Look Ahead” hay viêc tận dụng các khe trống,…
– Sau khi tạo Cross, công việc tiếp theo là giải quyết hoàn toàn hai tầng đầu tiên. F2L bao gồm 41 trường hợp khác nhau, ứng với mỗi trường hợp là một dãy công thức ngắn. Mặc dù vậy, việc giải F2L nên được thực hiện bằng cách tự nghiệm, bạn chỉ cần học một vài trường hợp để hiểu được cách hoạt động rồi tự áp dụng cho những cái sau.
– Chúng ta có 8 mảnh cần thiết để hoàn thành bước này, bao gồm: 4 viên góc ở tầng một và 4 viên cạnh ở tầng giữa. Nhìn chung, F2L bao gồm hai bước nhỏ:
- Tìm và đưa một cặp góc-cạnh (pair) phù hợp lên mặt trên U.
- Chèn cặp góc-cạnh trên vào đúng khe của nó.
#Mẹo: Cách tốt nhất để hiểu điều này là làm từ từ theo công thức và cố gắng động não.
>>> Bạn có thể xem công thức cfop F2L tại đây – 41 công thức F2L.
Bước 3: Định hướng cho tầng cuối (Orientation of the Last Layer – OLL)
Bước thứ ba của CFOP là định hướng cho tầng cuối cùng, nó sẽ khiến cho toàn bộ mặt trên của khối Rubik có một màu (như trong ảnh dưới là màu vàng). OLL có tổng cộng 57 trường hợp khác nhau, thực sự là quá nhiều đối với người mới nên tốt nhất là hãy bắt đầu với 2 look OLL trước.
Tại đây, tôi sẽ chia làm hai nhánh nhỏ, tùy thuộc vào mục đích của bạn:
- Nếu bạn là người mới chơi và chưa sẵn sàng cho việc học hết OLL, hãy kéo xuống dưới và đọc tiếp mục 2 look OLL.
- Nếu bạn muốn học tất cả công thức, hãy bấm vào đây – 57 công thức OLL.
–
2 look OLL – 7 công thức OLL cơ bản
Bạn đọc: 2 look OLL là sao? Nó có gì khác OLL thông thường?
H2 Rubik trả lời: 2 look OLL có nghĩa là chia nhỏ OLL ra làm hai bước, đầu tiên là tạo dấu thập vàng trên đỉnh sau đó định hướng nốt các góc còn lại. Việc chia nhỏ như vậy sẽ khiến 2 look OLL chậm hơn chút so với OLL thông thường.
a) Tạo dấu thập vàng
Bước này cũng chính là bước 4 trong phương pháp giải của người mới. Nếu bạn đã biết thì hãy bỏ qua phần này, trừ khi bạn muốn ôn lại chúng.
b) Định hướng các góc còn lại
Dưới đây là 7 trường hợp cơ bản của OLL, mấy cái gạch bên ngoài khối vuông là ký hiệu cho màu vàng nằm ở mặt nào nhé.
Sune
R’ U2 (R U R’ U) R
Anti-Sune
L’ U R U’ L U R’
Car
(R U R’ U) R U’ R’ U R U2 R’
Blinker
L U’ R’ U L’ U (R U R’ U) R
Headlights
(R2 D) (R’ U2) R D’ (R’ U2 R’)
Chameleon
R’ F’ L F R F’ L’ F
Bowtie
R’ F’ L’ F R F’ L F
Bước 4: Hoán vị cho tầng cuối (Permutation of the Last Layer – PLL)
Bước thứ tư và cũng là bước cuối cùng của CFOP là hoán vị tầng ba (a.k.a PLL). Sau khi định hướng cho mặt trên cùng, việc tiếp theo là hoán vị lại 4 viên cạnh và 4 viên góc ở tầng ba để chúng về đúng vị trí.
PLL chỉ bao gồm 21 trường hợp khác nhau nên nó được mọi người ưu tiên học trước F2L và OLL. Mặc dù con số 21 không phải là nhiều nhưng bạn vẫn có thể chia nhỏ PLL ra làm 2 bước (2 look PLL). Tương tự như bước trên, nếu bạn chưa muốn học hết 21 công thức, hãy kéo xuống dưới và đọc tiếp.
>>> Bạn có thể xem công thức PLL cfop tại đây – 21 công thức PLL.
–
2 look PLL – 7 công thức PLL cơ bản
Thực sự bạn chỉ nên sử dụng 2 look PLL như một giải pháp tạm thời. Không giống như OLL bạn có thể dễ dàng tạo dấu thập để sẵn sàng cho việc định hướng, thời gian nhận ra trường hợp ở 2 look PLL thậm chí dài hơn cả thời gian thực hiện. Điều này dẫn đến thời gian giải tầng ba chậm hơn x2 lần thay vì PLL đầy đủ.
Dù sao thì sau khi học xong 2 look PLL, bạn nên học luôn các công thức còn lại, hầu hết chúng đều tương đối dễ học và dễ dàng Finger Trick.
# Lưu ý: đây là 7 công thức mà tôi thấy dễ thực hiện nhất, cho nên, ở một vài Website khác chỉ bao gồm 6 công thức hay thậm chí lên tới 10 công thức là điều dễ hiểu nhé.
a) Hoán vị góc
Đầu tiên hãy nhìn vào 4 góc ở mặt trên và xoay U/ U’ để tìm ra trường hợp có thể áp dụng (trong tổng số 3 công thức).
Tên Ảnh Công thức A1 x [(R’ U R’) D2] [(R U’ R’) D2] R2 A1 x’ [(R U’ R) D2] [(R’ U R) D2] R2 E x’ (R U’ R’) D (R U R’) u2 (R’ U R) D (R’ U’ R)
b) Hoán vị cạnh
Hoán vị góc xong thì chẳng còn gì khó khăn nữa, thể nào các cạnh cũng ra một trong bốn trường hợp bên dưới.
Tên Ảnh Công thức U1 [R U’] [R U] [R U] [R U’] R’ U’ R2 U2 R2 U [R U R’ U’] (R’ U’) (R’ U R’) Z M2 U M2 U M’ U2 M2 U2 M’ U2 H M2 U M2 U2 M2 U M2
Ưu điểm cfop Rubik
– Dễ học: CFOP được coi là phương pháp nâng cao dễ học nhất, vì nó dễ dàng chuyển sang từ phương pháp 7 bước cho người mới bắt đầu.
– Không đòi hỏi hiểu biết nhiều về cách thức hoạt động của khối Rubik: phương pháp này phụ thuộc vào công thức nhiều hơn là tự nghiệm. Đơn giản hơn rất nhiều so với Roux hay ZZ.
– Được nhiều người sử dụng nhất: điều này đồng nghĩa với việc có nhiều tài liệu hơn, nhiều người trong cộng đồng Rubik có thể hỗ trợ và đưa ra lời khuyên cho bạn.
– Tốc độ hàng đầu, không thua kém gì so với các phương pháp khác: mặc dù không phải là phương pháp ít bước nhất nhưng nó rất hiệu quả. Những Cuber giỏi nhất trên thế giới như Feliks Zemdegs hay Max Park đang sử dụng bộ công thức CFOP.
Nhược điểm cfop Rubik
– Nhiều công thức: CFOP đầy đủ bao gồm 4 bước với 41 công thức F2L, 57 OLL và 21 PLL, con số lên tới hàng trăm. Nếu mỗi ngày học một công thức, cũng phải mất hơn 3 tháng để tìm hiểu cũng như nhuần nhuyễn nó.
– Số bước (Movecount): CFOp có số bước trung bình cao hơn một chút so với ZZ và hơn nhiều so với Roux.
– Khó khăn trong việc tạo Cross: lập kế hoạch Cross trong thời gian inspection có thể mất rất nhiều thời gian để thành thạo, tương tự với block đầu tiên của Roux hoặc ZZ.
Diễn đàn Rubik Việt Nam cfop
Để dễ dàng hơn trong việc chia sẻ kinh nghiệm chơi Rubik, các kỹ năng liên quan cũng như trải nghiệm sản phẩm, chúng tôi đã tạo ra một diễn đàn Speedcubing trên Facebook. Nếu bạn có thắc mắc gì về CFOP hay bất cứ thứ gì liên quan tới Rubik, hãy tham gia với chúng tôi và cùng đặt câu hỏi. Chắc chắn bạn sẽ có câu trả lời thỏa đáng. 😀
>>> Tham gia cùng chúng tôi ngay tại đây – Diễn đàn Vietnam Speedcubing Club.
Kết luận
Xin chúc mừng! Bây giờ bạn đã biết làm thể nào để tăng tốc cho khối Rubik của mình. Luyện tập CFOP sau một thời gian sẽ khiến bạn giải Rubik nhanh như chớp.
Bước tiếp theo mà bạn nên học sẽ theo thứ tự sau: OLL đầy đủ, giải F2L bằng cách tự nghiệm và cuối cùng là PLL đầy đủ. Bên cạnh đó, tôi khuyên bạn nên đọc mục hướng dẫn chơi và tìm hiểu thêm các kỹ thuật nâng cao hay các mẹo để giải khối Rubik nhanh hơn, bao gồm: Look Ahead, Fingertrick, Color Neutral, vv… Cuối cùng, chúc bạn học CFOP thật tốt và có thời gian Cubing vui vẻ.
Cảm ơn vì đã đọc tới tận đây.
>>> Mọi thắc mắc vui lòng để lại Comment hoặc nhắn tin cho chúng tôi tại đây,
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Cách tag bạn bè Facebook vào bình luận và trạng thái trên Face
- Cách tính giá bao giấy Honda Vision 2021
- Top 8 bộ phim Ấn Độ hay nhất mọi thời đại
- Cách giảm giật lag Liên Minh Huyền Thoại, giảm lag lol
- Sửa lỗi Windows cannot be installed to this disk