Card màn hình là gì?
Card màn hình hay còn gọi là Card đồ họa chính là “VGA” (Video Graphics Adaptor) đảm bảo nhận việc xử lý hình ảnh trong máy tính thông qua kết nối với màn hình. Trong đó GPU (Graphic Processing Unit) chính là bộ não của VGA có vai trò xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến hình ảnh.
Giống như CPU, bạn không biết liệu nếu “bộ não” GPU nếu bị quá nóng liệu có làm hỏng card đồ họa hay không và nhiệt độ tối đa cho phép của GPU có thể chịu được là bao nhiêu?
GPU bao nhiêu độ là nóng?
Trong các hoạt động bình thường, nhiệt độ GPU không quan trọng nhiều, card đồ họa chỉ cần điều khiển màn hình và tải các trò chơi đơn giản mà không quá nóng. Nhưng nếu bạn có một chiếc máy tính cũ hơn hoặc nếu đang ép xung card đồ họa, thì việc có thể theo dõi nhiệt độ GPU của bạn là rất quan trọng.
Theo như thông thường thì người dùng cần duy trì mức nhiệt độ của GPU trong khoảng 60 – 70 độ C. Khi mức nhiệt độ tăng lên 70 – 80 độ C, vẫn sẽ gọi là tạm ổn đối với GPU.
Hiện nay hoặc những card đồ họa có tuổi thọ khoảng 5 năm trở lại đây đều được thiết kế để chạy ở nhiệt độ cao. Thậm chí có những GPU có thể đạt tới 90 độ C mà vẫn an toàn (mặc dù lâu dài có thể làm giảm tuổi thọ của card đó), nhất là những card đồ họa được gắn trong các mẫu máy tính chơi game chuyên dụng.
Ví dụ card đồ họa GTX 1050 có nhiệt độ chơi game an toàn giữa khoảng 60 -70 độ C, trong khi card GTX 750 TI lại chỉ có nhiệt độ chơi game an toàn giữa khoảng 55 – 65 độ C. Bất kể trường hợp nào, bất cứ điều gì trên 80 độ C đối với GPU là một dấu hiệu rõ ràng rằng cần phải làm gì đó để đưa nó trở lại khoảng 70 độ C hoặc thấp hơn.
Trong trường hợp các bạn không chắc chắn về nhiệt độ tối đa của GPU trong máy tính của mình thì có thể tìm hiểu thông tin đó trực tiếp từ trang web của nhà sản xuất card đồ họa đó.
Nhưng khi đã biết nhiệt độ tối đa mà GPU đó có thể hoạt động an toàn thì làm thế nào để biết được nhiệt độ hiện tại của card đồ họa trên máy tính?
Cách kiểm tra nhiệt độ của GPU
Thực tế việc kiểm tra nhiệt độ card đồ họa của máy tính vô cùng đơn giản, bạn có thể sử dụng công cụ tích hợp Windows hoặc sử dụng các loại công cụ giám sát GPU miễn phí có thể giúp bạn kiểm tra nhiệt độ GPU.
Sử dụng công cụ tích hợp Windows
Nếu máy tính của bạn đã được cài đặt bản cập nhật Windows 10 May 2020 Update thì bản thân Windows đã được bổ sung một công cụ theo dõi nhiệt độ GPU trong Task Manager.
Để xem nhiệt độ hiện tại của GPU đang chạy, hãy mở trình Task Manager vụ bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc hoặc nhấn Crtl + Alt + Delete và chọn Task Manager hoặc kích chuột phải vào biểu tượng menu Start của Windows và chọn Task Manager.
Trong cửa sổ Task Manager hiển thị, chuyển sang thẻ Performance và tìm nhiệt độ GPU hiện tại của bạn được liệt kê trong phần GPU, như được hiển thị trong hình ở trên.
Tính năng này chỉ khả dụng nếu máy tính đã cài đặt bản cập nhật Windows 10 May 2020 Update hoặc phiên bản Windows mới hơn; các phiên bản cũ hơn sẽ không có tính năng này.
Đó là một tính năng đơn giản, chỉ hiển thị nhiệt độ hiện tại của GPU thay vì theo dõi nhiệt độ theo thời gian thực. Nhưng rõ ràng điều này có thể gây khó chịu khi luôn phải mở Task Manager trong khi đang chơi game hoặc tinh chỉnh ép xung để kiểm tra nhiệt độ của GPU.
Sử dụng các tiện ích của bên thứ ba
Trong trường hợp đó, các tiện ích của bên thứ ba dưới đây sẽ cung cấp các tùy chọn để kiểm tra nhiệt độ GPU mạnh mẽ hơn.
- CPU-Z – Tải xuống tại đây.
- Open Hardware Monitor – Tải xuống tại đây.
- MSI Afterburner – Tải xuống tại tại đây.
Tùy vào nhu cầu, bạn có thể chọn bất kỳ công cun nào mình muốn để kiểm tra và theo dõi nhiệt độ của GPU. Nếu thấy nhiệt độ GPU của hệ thống vượt quá ngưỡng an toàn, hãy xem các phương pháp dưới đây để giảm nhiệt độ GPU.
Cách giảm nhiệt độ card đồ họa
Nếu nhiệt độ card đồ họa của bạn nóng lên, bạn không thể làm gì để cải thiện nó ngoài việc nâng cấp phần cứng. Nhưng trước khi đầu tư thêm tiền vào việc giảm nhiệt độ GPU, hãy đảm bảo rằng bạn thực sự cần.
Lưu ý rằng chip đồ họa được thiết kế để có thể hoạt động ở nhiệt độ cao. Nếu máy tính của bạn không tắt khi đang chơi game hoặc chỉnh sửa video cường độ cao thì không cần lo lắng nhiều về điều này.
Trước tiên, hãy kiểm tra kỹ hệ thống dây điện để đảm bảo GPU nhận được luồng không khí tốt từ quạt. Mỗi máy tính nên có ít nhất một quạt hút để đảm bảo tản nhiệt, nhưng con số này sẽ tăng lên gấp đôi đối với các laptop chơi game.
Bên cạnh đó đôi khi lớp keo tản nhiệt giữa GPU và bộ tản nhiệt có thể bị khô và mất tác dụng, thường gặp nhất là ở các card đồ họa đã nhiều năm tuổi. Đôi khi, các card đồ họa xuất xưởng với lớp keo tản nhiệt kém, mặc dù điều này là rất hiếm. Nhưng bạn có thể thử bôi lớp keo tải nhiệt mới và giải pháp này thì phải nhờ tới thợ máy chuyên dụng thực hiện.
Nếu bạn thực sự muốn tìm một giải pháp tốt hơn nữa cho việc tản nhiện cho hệ thống, bao gồm cả GPU thì có thể thay đổi hệ thống làm mát của card đồ họa với tùy chọn làm mát bằng chất lỏng, nhưng giải pháp này chỉ thường dùng cho các máy chơi game nặng, còn với hầu hết người dùng phổ thông thì không cần thiết.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- 10 cách thể hiện iPhone 6S của bạn không chỉ để làm cảnh – Mobile – ZINGNEWS.VN
- Nhiệt miệng thiếu vitamin gì và cách bổ sung hiệu quả | TCI Hospital
- Cẩm Nang Về Tính Năng Đo Huyết Áp Của Apple Watch S6 Cho Bạn –
- 3 cách tìm phim mà không nhớ tên đảm bảo thành công
- Cách chuyển bản quyền Windows 10 sang máy tính khác – QuanTriMang.com