Mua xe nhập lậu có sao không, xe nhập lậu, xe nhập lậu có làm giấy tờ được không, xe máy nhập lậu có làm giấy tờ được không, mua xe nhập lậu có bị phạt không, xe máy nhập lậu, xe nhập lậu là gì, xe lậu không giấy tờ, xe lau.
Với những chiếc xe lưu thông trên đường bộ hiện nay, không tránh khỏi những trường hợp phát hiện đó là xe nhập lậu. Vì các lý do khác nhau mà nhiều người vẫn lựa chọn mua xe nhập lậu. Và hẳn là nhiều người cũng thắc mắc liệu xe nhập lậu có làm giấy tờ được không. Với vấn đề này, Luật Hùng Sơn sẽ tư vấn thông qua bài viết sau đây. Hãy chú ý theo dõi để không phải chịu trách nhiệm pháp lý không đáng có nhé.
Xe nhập lậu là gì?
Trước khi giải đáp giúp bạn đọc hiểu liệu xe nhập lậu có làm giấy tờ được không, ta nên hiểu chính xác thế nào mới là xe nhập lậu. Những trường hợp sau đây đều là xe nhập lậu:
- Xe nhập khẩu phải có giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu, hoặc xe nhập khẩu không đáp ứng đủ điều kiện để được nhập khẩu vào Việt Nam;
- Xe nhập khẩu nhưng không đi qua cửa khẩu theo quy định, không thực hiện các thủ tục hải quan theo các quy định của pháp luật, có sự gian lận về số lượng, chủng loại xe khi làm thủ tục hải quan;
- Xe nhập khẩu được lưu thông nhưng lại không có hóa đơn hay chứng từ kèm theo đúng quy định, hoặc có hóa đơn, chứng từ kèm theo nhưng lại không hợp pháp theo quy định pháp luật.
Xe nhập lậu có làm giấy tờ được không?
Theo quy định pháp luật hiện nay, quy trình sang tên xe máy rất phức tạp và chặt chẽ. Đối với những chiếc xe máy nhập lậu không giấy tờ, không được đăng ký theo quy định, không có trong dữ liệu đăng ký xe, chưa thông qua thủ tục Hải quan, đục số khung, số máy, chưa đóng thuế theo quy định thì sẽ không được làm thủ tục sang tên đổi chủ.
Ngoài ra, người sử dụng chiếc xe nhập lậu với giấy tờ giả còn có thể bị xử phạt theo quy định, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Sử dụng xe nhập lậu, giấy tờ bị làm giả có bị xử phạt không?
Trường hợp 1: Không biết đây là xe nhập lậu, giấy tờ giả
Đây là trường hợp chiếm hữu ngay tình, người sử dụng không biết rõ về giấy tờ mua xe là giả. Tuy nhiên, nếu cơ quan chức năng phát hiện chiếc xe sử dụng là do nhập lậu mà có thì vẫn tiến hành tịch thu đối với chiếc xe nhập lậu đó. Nhưng người sử dụng sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chưa sang tên xe theo quy định của pháp luật.
Theo Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ, nếu chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được tặng, được cho, được phân bổ, được thừa kế tài sản, được điều chuyển đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô thì có thể:
- Bị phạt tiền từ 400.000 đồng cho đến 600.000 đồng đối với cá nhân;
- Bị phạt tiền từ 800.000 đồng cho đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức.
Trường hợp 2: Biết là xe nhập lậu, giấy tờ giả nhưng vẫn sử dụng
Đây là trường hợp chiếm hữu không ngay tình. Vì thế, nếu bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện sử dụng xe máy nhập lậu không giấy tờ, có giấy tờ làm giả thì sẽ tiến hành tịch thu chiếc xe nhập lậu đó.
Bên cạnh đó, người sử dụng chiếc xe nhập lậu này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo Điều 333 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 với hình phạt như sau:
– Nếu không có sự hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ chiếc xe biết rõ là nhập lậu có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc có thể bị phạt tù từ 6 tháng cho đến 03 năm;
– Nếu phạm tội thuộc vào một trong những trường hợp sau đây thì có thể bị phạt tù từ 3 năm cho đến 7 năm:
- Phạm tội có tổ chức;
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
- Xe nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng cho đến dưới 300.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng cho đến dưới 100.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm.
– Nếu phạm tội thuộc vào một trong những trường hợp sau đây thì có thể bị phạt tù từ 7 năm cho đến 10 năm:
- Xe nhập lậu có giá trị từ 300.000.000 đồng cho đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng cho đến dưới 300.000.000 đồng.
– Nếu phạm tội thuộc vào một trong những trường hợp sau đây thì có thể bị phạt tù từ 10 năm cho đến 15 năm:
- Xe nhập lậu có giá trị từ 1.000.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng trở lên.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là câu trả lời cho vấn đề xe nhập lậu có làm giấy tờ được không, hy vọng bạn có thể rút kinh nghiệm và không để mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc gì khác về vấn đề này, hoặc còn có vấn đề pháp lý nào chưa được giải quyết, hãy liên hệ ngay với Luật Hùng Sơn để nhận được sự hỗ trợ tư vấn chi tiết.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Sự khác nhau giữa Sơ yếu lý lịch và CV xin việc – Joboko
- Tạo mục lục hình ảnh trong word 2010 – 2013 – 2016: Thủ thuật Word 10/2021
- Sử dụng IIS để tạo Server ảo cho Website ASP .NET – Phuong Duong' s Place
- Cách mua nhạc bản quyền để sử dụng cho video Youtube. – Nguyên – Blogger & Marketer
- Mực Bento Thái Lan có độc không? Trẻ ăn nhiều mực Bento liệu có nguy hiểm? – Hoc11.vn