Trước tình trạng trộm chó hoành hành, kéo theo nhiều vấn đề khác như người dân “tự xử” các đối tượng trộm chó hoặc “cẩu tặc” chống trả quyết liệt người dân khi bị phát hiện gây nên nhiều án mạng không đáng có, nhiều người đã nêu ý kiến về việc nên luật hóa cấm ăn thịt chó.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TPHCM cho rằng, nhiều nước trên thế giới hiện nay đã có quy định cấm ăn thịt chó như các nước ở châu Âu, Ấn Độ, Mỹ, Úc… Đài Loan (Trung Quốc) cũng đã thông qua đạo luật về bảo vệ động vật vào tháng 4-2017, trong đó cấm mọi hành vi giết mổ, ngược đãi chó mèo. Hành vi giết mổ, ngược đãi chó mèo bị phạt rất nặng, tương đương gần 1,5 tỷ đồng.
Vấn nạn trộm chó, ăn thịt chó… tại Việt Nam đã làm nóng dư luận suốt 10 năm nay nhưng các đối tượng trộm chó vẫn hoành hành, ngày càng manh động. Nhiều vụ việc người dân khi phát hiện kẻ trộm đã bị kẻ trộm tấn công hoặc người dân “tự xử”, đánh chết trộm chó.
Theo luật sư Hậu, cần điều chỉnh chế tài xử lý cụ thể đối với hành vi trộm cắp chó theo hướng tăng nặng hình phạt, như vậy mới đủ sức răn đe.
Để hòa nhập với thế giới, chúng ta nên luật hóa việc cấm ăn thịt chó. Một khi đã thành điều cấm thì chúng ta mới có cơ sở xử lý và sẽ không còn người bán thịt chó, không có cơ sở giết mổ chó, tự nhiên sẽ không còn nạn trộm chó.
Đồng tình với vấn đề này, Luật sư Quách Thành Lực, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, hành động đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi có thể bị xử phạt tiền từ 1- 3 triệu đồng theo quy định tại khoản 1, điều 29, Nghị định 14/2021/NĐ-CP, Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi.
Các quy định của pháp luật cấm hay cho phép con người thực hiện hành vi nhất định đối với vật nuôi hình thành các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung với cá nhân được gọi là quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật có tính xã hội, tính đạo đức.
Tính xã hội phản ánh khuynh hướng nhận thức, đánh giá, phát triển tâm lý của người dân trong xã hội. Đạo đức là những quan niệm, quan điểm của con người (một cộng đồng người, một giai cấp), về cái thiện, cái ác, về sự công bằng, nghĩa vụ, danh dự và về những phạm trù khác thuộc đời sống tinh thần của xã hội.
Những quan niệm, quan điểm này rất khác nhau, do những điều kiện của đời sống vật chất xã hội quyết định. Trên cơ sở những quan niệm, quan điểm đó, một hệ thống quy tắc ứng xử của con người được hình thành. Tính xã hội, tính đạo đức trải qua quá trình lập pháp được chắt lọc, nâng lên thành quy phạm pháp luật.
Lý do để không có quy định cấm ăn thịt chó mèo bởi vì ở những nước có điều kiện kinh tế xã hội đang phát triển, văn hóa ăn thịt vật nuôi như chó mèo còn phổ biến, tỷ lệ người dân ăn thịt chó mèo so với người không ăn luôn áp đảo. Do vậy tại thời điểm hiện tại cấm giết, ăn thịt vật nuôi là chưa phù hợp với điều kiện văn hóa, kinh tế xã hội của đại bộ phận người dân.
Giết hại, ăn thịt động vật là một thói quen, một văn hóa lâu đời không thể thay đổi ngay mà cần trải qua một khoảng thời gian phát triển nhất định trong nhận thức của người dân. Để ban hành quy định cấm giết, ăn thịt vật nuôi trong bối cảnh xã hội như hiện nay sẽ không đảm bảo tính khả thi trên thực tế.
Hành động đánh đập, hành hạ tàn nhẫn với vật nuôi là một lựa chọn hành vi của từng cá nhân. Là lựa chọn nên cá nhân đó có thể thực hiện hoặc không thực hiện. Đây là hành vi có thể thay đổi được khi có quy định pháp luật ngăn cấm. Do vậy việc ban hành quy định cấm hành hạ, ngược đãi, đánh đập vật nuôi khi ban hành sẽ đảm bảo tính khả thi.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Làm gì khi không thể sao chép nội dung text từ website?
- Hướng dẫn cách tải video trên Dailymotion – QuanTriMang.com
- Bán Tài Khoản Pngtree Giá Giá Liên hệ
- Top 4 phần mềm đăng bài Facebook tự động 2021
- Những cách khắc phục mặt lệch khi chụp ảnh