Chị Dậu tên thật là gì?

Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố. Nhân vật trung tâm trong truyện là chị Dậu – một người phụ nữ đảm đang, yêu chồng và thương con.

Để hiểu hơn về tác phẩm cũng như nhân vậy này, friend.com.vn mời bạn đọc tham khảo tài liệu: “Chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn tên thật là gì?” sau đây.

Chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn tên thật là gì?

Ngô Tất Tố (1893 – 1954) quê ở huyện Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội), xuất thân là một nhà Nho gốc nông dân. Ông là một học giả có nhiều công trình nghiên cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo với nhiều bài viết mang khuynh hướng dân chủ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực chuyên viết về nông thôn trong giai đoạn trước cách mạng. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông như Tắt đèn (tiểu thuyết, 1939), Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, 1940), phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (phóng sự, 1940), Trời hửng (dịch, truyện ngắn, 1946), Đóng góp (kịch, 1956)…

“Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Tác phẩm Tắt đèn đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời khi đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khổ cực.

Nổi bật trong tác phẩm là hình tượng nhân vật chị Dậu – một người phụ nữ nông dân vừa mạnh mẽ, vừa giàu tình yêu thương. Theo lời giới thiệu của nhà văn trong tác phẩm, tên thật của chị Dậu là Lê Thị Đào. Chị vốn là người con gái hiền dịu, đảm đang. Sau khi lấy chồng là anh Nguyễn Văn Dậu thì chị được mọi người gọi là chị Dậu.

Cuộc sống của gia đình chị Dậu lúc đầu khá dư giả. Nhưng sau này, do phải lo phải lo đám tang cho mẹ và em trai anh Dậu nên gia đình trở nên túng quẫn. Rồi đến anh Dậu bị mắc bệnh sốt rét nên mọi công việc trong nhà đều do một mình chị gánh vác. Đến kỳ hạn nộp sưu, chị Dậu phải chạy ngược chạy xuôi vay tiền để nộp suất sưu cho chồng và người em chồng đã chết cũng phải đóng sưu, nhưng vẫn không đủ. Khi đó, Anh Dậu còn bị ốm nhưng vẫn bị bọn lính đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Chị Dậu rứt ruột đem con Tí, đứa con gái đầu lòng bảy tuổi bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài để lấy tiền nộp sưu. Đêm hôm ấy người ta cõng anh Dậu về. Bà con hàng xóm đến cứu giúp, có bà lão đem một bát gạo đến cho chị nấu cháo. Cháo chín, chị Dậu mang đến cho chồng. Nhưng anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã đến đòi tiền suất sưu của người em chồng đã chết. Chị Dậu tìm cách van xin để khất sưu, nhưng không được. Chúng định đánh anh Dậu, chị Dậu vùng lên đáp trả lại. Chắc hẳn khi đọc tác phẩm, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng nhất với câu nói của chị Dậu: “Mày đánh chồng bà, bà cho mày xem!” đã thể hiện sức mạnh phản kháng mạnh mẽ từ một người phụ nữ lực điền khi có kẻ dám động đến gia đình mình. Chị bị định tội đánh người nhà nước, và bị giải lên quan. Nhưng tên quan lại vốn bản tính dâm ô, định ra tay sàm sỡ chị. Chị vứt đống bạc vào mặt hắn rồi vùng chạy.

Sau đó, chị gặp được người nhà của quan trên tỉnh. Người này đã cho chị hai đồng bạc để nộp sưu, còn hứa giới thiệu cho chị công việc vắt sữa của mình để quan cụ uống (do quan cụ đã rụng hết răng không ăn được cơm). Chị về nhà bàn tính với anh Dậu, rồi cho cái Tỉu làm con nuôi nhà hàng xóm, lên tỉnh làm việc. Chị kiếm được tiền liền gửi về cho anh Dậu. Những tưởng công việc thuận lợi nhưng vào một đêm tối nọ, tên quan vô lại đã mò vào buồng của chị định giở trò đồi bại với chị. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh: “Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy!”.

Như vậy, “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời khi đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khổ cực. Đồng thời, tác phẩm còn ca ngợi tình cảm vợ chồng, tình mẹ con, tình nghĩa xóm làng giữa những con người cùng khổ. Ngoài ra, tác giả còn cho người đọc thấy được hình ảnh người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương lại vừa dũng cảm mạnh mẽ. Đồng thời, tác phẩm cũng để lại nhiều giá trị về nghệ thuật. Với quy mô của một cuốn tiểu thuyết, tác phẩm có kết cấu khá chặt chẽ, tập trung các tình tiết, chi tiết đan cài chặt chẽ, đầy ấn tượng làm nổi bật chủ đề. Truyện có tính xung đột cao, nhiều tình tiết kịch tính, hấp dẫn người đọc. Ngôn ngữ truyện giản dị, đậm chất dân tộc với nhiều khẩu ngữ. Nhân vật đa dạng với các hạng người từ người dân cày nghèo khổ đến địa chủ, từ bọn cường hào đến quan lại đều có những nét riêng, rất chân thực, sống động.

Tóm lại, tác phẩm “Tắt đèn” là một tiểu thuyết hấp dẫn, giàu giá trị trong kho tàng văn học Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *