Trái Đất của chúng ta có hình cầu và tự quay xung quanh Mặt Trời, dẫn đến sự khác nhau về thời gian tại các quốc gia và địa phương. Vì vậy, cách tính múi giờ đã được hoàn thiện với công thức tính chính xác. Nhờ vậy, con người có thể biết được căn chuẩn giờ giấc, thuận tiện hơn trong công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Để có thể tìm hiểu kỹ về các múi giờ trên thế giới, cũng như cách tính múi giờ quốc tế chuẩn, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Bài Viết
Múi giờ là gì?
Múi giờ hay giờ tại địa phương là một vùng trên Trái Đất được toàn bộ người dân quy ước sử dụng chung 1 thời gian tiêu chuẩn. Về mặt lý thuyết, mọi đồng hồ tại vùng quy ước này sẽ được điều chỉnh lại về cùng 1 giờ nhất định. Để có thể xác định chuẩn xác thì người dân đã hoàn thiện cách tính múi giờ bằng công thức.
Các múi giờ đều được phân chia dựa theo các đường kinh tuyến trên Trái Đất. Tại Đài thiên văn Hoàng gia Anh (Greenwich – Luân Đôn) sẽ là nơi kinh tuyến 0 đi qua được gọi là giờ gốc. Từ đó, Trái Đất sẽ được chia thành 24 đường kinh tuyến ứng với 24 múi giờ.
Có thể bạn quan tâm: Du Học Nghề Đức 2021: Điều Kiện, Thủ Tục, Chi Phí, Kinh Nghiệm
Múi giờ GMT và múi giờ UTC là gì?
Múi giờ GMT – từ viết tắt của cụm Greenwich Mean Time ( hay còn gọi là giờ mặt trời). Múi giờ GMT là một giờ trung bình hàng năm được dựa vào thời gian Mặt trời đi qua đường kinh tuyến gốc tại Đài thiên văn Hoàng gia.
Múi giờ UTC được viết tắt từ cụm Coordinated Universal Time hay còn được gọi chính là Giờ Phối hợp Quốc tế. Đây là múi giờ được văn phòng cân đo Quốc tế (BIPM) đề xuất làm cơ sở pháp lý để định vị thời gian chuẩn. Múi giờ UTC được cho là chuẩn quốc tế về ngày giờ khi thực hiện bằng phương pháp nguyên tử.
Do sự vận động của Trái đất quanh Mặt trời sinh ra các vị trí khác nhau nên múi giờ cũng sẽ khác nhau tại mỗi nước. Trái đất mất trung bình gần 24 giờ để có thể hoàn thành một vòng quay quanh trục. Vì vậy, người ta đã chia Trái đất có tất cả 24 múi giờ.Tuy nhiên, một số khu vực, quốc gia thời gian sẽ chia thành 1/2 theo địa lý. Giờ UTC đã do hải quân Anh đặt ra và tính toán dựa trên một phần giờ trung bình Greenwich (GMT).
Cách tính múi giờ chính xác nhất
Tính múi giờ chung
Trái Đất là một hình cầu và chuyển động quay từ Đông sang Tây. Vì vậy tạo nên sự chênh lệch về thời gian, một nửa bán cầu là ngày, còn nửa là đêm. Vì thế, chúng ta có công thức tính giờ trên Trái Đất chuẩn như sau:
Công thức: Tm = To + M
Trong đó:
- Tm là giờ múi
- To là giờ GMT
- M là số thứ tự của múi giờ đó
Khi biết múi giờ tại kinh độ, chúng ta có thể xác định giờ của địa phương và ngược lại.
Công thức: TM = Tm ± Dt
Trong đó
- Dt chính là khoảng chênh lệch thời gian kinh độ giữa múi giờ và kinh độ cần xác định giờ
- +Dt là bán cầu Đông
- -Dt là bán cầu Tây
Khi đó, chúng ta hoàn toàn có thể thiết lập được cách tính giờ Trái Đất tại hai vị trí bán cầu như sau:
- Giờ tại bán cầu Đông = Giờ GMT + khu vực giờ địa phương
- Giờ tại bán cầu Tây = Khu vực giờ ở địa phương – giờ GMT
Khi vòng quay đi từ Tây sang Đông (qua kinh tuyến 180º) lùi 1 ngày. Ngược lại, thì đi từ Đông sang Tây (qua kinh tuyến 180º) sẽ lại tăng 1 ngày.
Múi giờ tại Việt Nam
Việt Nam là nước thuộc múi giờ số 07 (GMT +7), vì thế giờ tại nước ta sẽ đi trước giờ GMT là 7 giờ.
Ví dụ: Tính giờ của Việt Nam To hiện tại là 3 giờ 25 phút M của Việt Nam sẽ là +7 => Vậy ta có Tm= 3 giờ 25 phút + 7 giờ. Kết quả ví dụ nếu tại Anh là 3 giờ 25 phút, thì giờ Việt Nam lúc đó sẽ là 10 giờ 25 phút.
Các sự thật thú vị về múi giờ trên trái đất
Các múi giờ trên trái đất có sự chênh lệch là rất lớn
Sự chênh lệch các múi giờ trên trái đất là rất lớn bởi vì các múi giờ phải được chia theo biên giới giữa các quốc gia khác nhau. Những quốc gia có chiều rộng lãnh thổ là lớn nhưng lại vẫn sử dụng chung một múi giờ trên toàn lãnh thổ. Trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có diện tích rất rộng lớn nhưng lại chỉ sử dụng một múi giờ trên cả nước.
Nước với múi giờ nhỏ nhất là nước nào?
Có một hòn đảo nhỏ tại bờ biển Baltic thuộc quyền sở hữu của hai nước là Thụy Điển và Phần Lan. Chính vì hòn đảo thuộc hai quốc gia khác nhau như vậy nên múi giờ cũng bị chia làm hai. Mặc dù với diện tích vô cùng nhỏ nhưng hòn đảo này bắt buộc phải sử dụng hai múi giờ theo ranh giới giữa hai quốc gia Thụy Điển và Phần Lan.
Quần đảo Hawaii là một quần đảo không đổi giờ
Dù thời tiết ở đây trái ngược hoàn toàn, thế nhưng vào mùa đông, quần đảo Hawaii lại có giờ trùng với Alaska. Tại một số vùng, địa phương thuộc Mỹ cũng không hề đổi giờ mặc dù nằm trên nhiều kinh độ khác nhau.
Ấn Độ là nước chỉ tồn tại một múi giờ
Diện tích của Ấn Độ thì rất rộng lớn nhưng kiên quyết vẫn chỉ áp dụng một múi giờ trên toàn bộ lãnh thổ. Hồi xưa, ở mỗi thành phố của Ấn Độ cũng có tồn tại múi giờ riêng. Nhưng thời điểm khi còn là thuộc địa của Anh, tất cả thành phố của Ấn Độ đã dùng chung múi giờ Madras nhằm hợp thức hóa các mạng lưới đường sắt.
Đất nước Pháp với nhiều múi giờ nhất
Trên thực tế, Pháp hiện đang chỉ sử dụng một múi giờ UTC + 1 và UTC + 2. Tuy nhiên toàn bộ nước Pháp, các tỉnh, lãnh thổ hải ngoại vào bất kỳ thời điểm nào cũng sẽ trải qua 12 múi giờ khác nhau. Nguyên nhân là do các tỉnh, lãnh thổ ở Pháp quản lý có thể nằm ngoài ranh giới Châu Âu, rải rác ở các nơi trên Thế giới.
Lãnh thổ của Pháp trải dài từ Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Nam Mỹ đến châu Phi. Mỗi lãnh thổ thuộc nhiều kinh độ khác nhau nên có các múi giờ khác nhau. Vì thế, Pháp cho dù không phải quốc gia rộng lớn nhất thế giới nhưng vẫn có số múi giờ nhiều nhất.
Các quốc gia đầu tiên và cuối cùng đón mừng năm mới
Mọi người vẫn thường cho rằng nước Sydney (Australia) là nơi đầu tiên đón năm mới. Thế nhưng sự thật là lãnh thổ Tonga (trên Thái Bình Dương) và đảo Christmas của Cộng hòa Kiribati là những nơi đón năm mới đầu tiên và sớm nhất trên toàn thế giới. Khi toàn bộ các quốc gia đã đón giao thừa thì thành phố Honolulu (thuộc Hawaii, Mỹ) mới thực sự bắt đầu bước qua giao thừa.
Hai đất nước ở vị trí gần nhau nhưng lại chênh nhau 24 giờ
Samoa – một phần lãnh thổ của Mỹ tại Thái Bình Dương và quần đảo Lines. Hai nơi này chỉ cách nhau khoảng 2000km nhưng lại chênh nhau đến 24 giờ (1 ngày).
Trung Quốc có vị trí Mặt Trời lên thiên đỉnh không chính xác
Trung Quốc là một quốc gia duy nhất có vị trí Mặt Trời lên thiên đỉnh không chính xác. Điều này là do bởi khoảng cách biên giới tại nơi đây lên đến 240km mà chỉ dùng chung một múi giờ duy nhất. Vì vậy, khi Mặt Trời lên chính ngọ tại cực Tây lại là 3h chiều và cực Đông thì là 11h trưa.
Trước kia, Trung Quốc từng có đến 5 múi giờ, gây khó khăn cho cuộc sống của mọi người dân hàng ngày. Người dân tại Tân Cương sẽ lại làm việc muộn hơn những nơi khác 4h vì Mặt Trời lên đỉnh vào lúc 10 giờ sáng.
Nhờ có cách tính múi giờ trên Trái Đất mà cuộc sống của chúng ta ngày càng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng tính toán giờ ở các vị trí khác nhau trên bề mặt địa cầu. Hy vọng qua những chia sẻ của CMMB Việt Nam trên đây sẽ là thứ cần thiết cho bạn khi tìm hiểu về múi giờ và cách tính giờ.
5 / 5 ( 1 bình chọn )
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Học cách thay đổi giọng nói ‘đỉnh cao’
- Thẻ nhớ Lexar có tốt không? Nên mua thẻ nhớ Lexar loại nào? – friend.com.vn
- Khắc cốt ghi tâm cách tạo dáng chụp hình đẹp bảo đảm bão like ầm ầm
- Cách lấy lại key Win 10 bản quyền, Win 7 bản quyền đơn giản
- Lịch Như Ý – Lịch Vạn Niên 2020: ứng dụng xem lịch hữu ích nhất hiện nay! Ứng dụng,Tiện ích