Một số người dùng gặp phải vấn đề là khi nhấn nút shutdown thì máy tính Windows không tắt. Thay vào đó, máy tính của họ lại tự động restart. Điều này gây ra rất nhiều phiền toái.
Trong bài viết này, Quantrimang sẽ hướng dẫn bạn một số cách khắc phục lỗi máy tính Windows tự restart khi nhấn nút shutdown.
Có một số nguyên nhân dẫn tới vấn đề này như xung đột phần mềm, cấu hình sai hệ điều hành… Các giải pháp mà Quantrimang giới thiệu ở dưới đây sẽ giúp bạn kiểm tra và khắc phục từng vấn đề một.
1. Vô hiệu hóa các ứng dụng khởi động cùng Windows
Đôi khi ứng dụng khởi động cùng Windows gây ra xung đột khiến máy tính Windows restart thay vì shutdown như ý người dùng. Vì thế, bạn có thể thử tắt các ứng dụng khởi động cùng Windows để xem có giải quyết được vấn đề hay không.
Cách vô hiệu hóa các ứng dụng khởi động cùng Windows bạn có thể tham khảo ở bài viết dưới đây:
- Tắt các chương trình khởi động cùng hệ thống trên Windows 10
2. Vô hiệu hóa tính năng khởi động nhanh
Cách thực hiện như sau:
- Nhấn Windows + R để mở hộp thoại Run
- Nhập friend.com.vn vào Run và nhấn Enter
- Trong cửa sổ mới hiện ra bạn nhấp vào Choose what the power buttons do
- Bạn tìm kiếm và nhấp vào Change settings that are currently unavailable
- Cuối cùng, bạn kéo xuống và bỏ chọn ở phần Turn on fast startup (recommended)
Sau khi thiết lập xong, bạn hãy khởi động lại máy tính rồi thử tắt xem vấn đề đã được giải quyết hay chưa.
3. Bỏ tùy chọn Auto Restart
Giải pháp này cũng khá đơn giản nhưng lại có thể giúp bạn khắc phục được vấn đề của mình. Trên Windows 7 bạn nhấp chuột phải vào My Computer và chọn Properties còn Windows 8 hoặc Windows 10 thì bạn nhấn Windows + X sau đó nhấp System để mở cửa sổ System của hệ thống.
Tiếp theo, trong cửa sổ System bạn chọn Advanced system settings. Kế tiếp, bạn chọn thẻ Advanced rồi tìm tới mục Startup and Recovery. Bạn nhấn vào nút Settings rồi tìm và bỏ chọn ở thuộc tính Automatically restart.
Bạn nhấn OK sau đó khởi động lại máy tính rồi thử xem vấn đề đã được khắc phục hay chưa. Nếu chưa, mời các bạn tiếp tục đến với giải pháp tiếp theo.
4. Cập nhật BIOS
Đôi khi BIOS của máy tính bị lỗi thời cũng có thể gây ra lỗi. Cách cập nhật/nâng cấp BIOS bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây:
- Hướng dẫn nâng cấp BIOS
5. Sửa Registry
Một chỉnh sửa nhỏ trong Registry cũng có thể giúp bạn khắc phục vấn đề. Cách thực hiện như sau:
- Nhấn Windows + R để mở Run
- Gõ regedit vào Run và nhấn Enter
- Tìm tới key sau:
HKEY_LOCAL_MACHINESOFTWAREMicrosoftWindows NTCurrentVersionWinlogon
- Tìm thuộc tính có tên PowerdownAfterShutdown
- Nhấp đúp vào thuộc tính đó rồi thay đổi giá trị trong ô Value data từ 0 thành 1
- Nhấn OK và khởi động lại máy tính
6. Cài lại Windows hoặc nhờ sự hỗ trợ của thợ sửa máy tính
Giải pháp cuối cùng này dành cho những bạn không am hiểu nhiều về máy tính hoặc không muốn mọi thứ tệ hơn. Thực tế, cài lại Win là giải pháp có thể áp dụng cho hầu hết các sự cố nhưng lại mất nhiều công sức và có thể khiến bạn mất dữ liệu. Vì thế, chỉ khi quá bế tắc bạn mới nên chọn giải pháp cài lại Win.
Chúc các bạn thành công và mời các bạn theo dõi thêm những mẹo hay khác trên Quantrimang:
- Cách tắt Windows Update trên Windows 10
- Cách xem lịch âm dương trên máy tính Windows 10
- Hướng dẫn vào BIOS trên các dòng máy tính khác nhau
- 7 cách tắt màn hình laptop Windows 10
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- 10 bí quyết chống bức xạ máy tính, laptop giúp bảo vệ sức khỏe
- Hướng dẫn cách kết nối tài khoản facebook với zalo nhanh nhất 2021
- APP Hack Game Android: Top〖10+〗ứng dụng tốt nhất
- Cách lấy lại, thêm biểu tượng ứng dụng vào màn hình chính trên Android – friend.com.vn
- Top 5 phần mềm paraphrase tuyệt và hiệu quả nhất – MAAS Assignment Writing Service