Khi bé bị đầy bụng có nên uống sữa không? là câu hỏi khó đói với nhiều bậc phụ huynh. Bởi lẽ, sữa là thức ăn, nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé. Do một vài lí dao nào đó mà bé bị đầy bụng, việc tiếp tục uống sữa hay phải làm sao để giúp trẻ dễ chịu là vấn đề vô cùng nan giải. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc có nên tiếp tục cho trẻ uống sữa khi bị đầy bụng không!
Đầy bụng ở trẻ là gì?
Bé bị đầy bụng là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa hay gặp ở trẻ nhỏ nhất là ở trẻ sơ sinh. Khi bị đầy bụng khó tiêu bé thường có các biểu hiện như: cong lưng khó chịu, khóc, biếng ăn, dễ nôn trớ, bụng phình trướng hơi…
Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng đầy bụng ở trẻ như:
- Bé nuốt phải hơi khi bú hay ăn quá nhanh: Có nhiều cách khác nhau để lượng khí có thể xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ như khi trẻ bú không ngậm kín miệng. Do đó, trẻ nuốt sẽ nuốt luôn cả khí vào trong dạ dày. Các bong bóng khí này đi vào dạ dày của trẻ dẫn đến tình trạng bụng đầy hơi.
- Khẩu phần ăn hàng ngày: Nguyên nhân trẻ đầy bụng có thể do khẩu phần ăn hàng ngày không hợp lý như ăn quá nhiều đạm, ăn quá nhiều chất bột, ăn quá nhiều chất xơ… Điều này khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong đường ruột của bé, bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều hơi (khí) dẫn đến bụng trướng căng.
- Không thể tiêu hóa hết đường Lactose trong sữa: Lactose là một chất dinh dưỡng rất tốt có trong sữa mẹ. Khi trong dạ dày trẻ thiếu hụt đi enzyme “lactase”, lactose trong sữa mẹ sẽ không được chuyển hóa hết, lactose còn dư thừa sẽ bị lên men quá mức trong ruột non, tạo ra khí gây ra đầy hơi.
- Bị cảm lạnh: Khi lạnh bụng tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra, ngoài đầy hơi chướng bụng, bé có nguy cơ bị tiêu chảy cha mẹ hết sức cẩn thận để giữ ấm cơ thể bé.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: Bé uống nhiều kháng sinh hơn 14 ngày làm chết các vi khuẩn có lợi đường ruột hoặc mắc một số bệnh về đường tiêu hóa.
Bé bị đầy bụng có nên uống sữa không?
Khi trẻ bị đầy bụng không có nghĩa là trong bữa ăn, các bà mẹ lại loại bỏ tất cả sữa ra khỏi khẩu phần ăn của bé. Bởi sữa chính là nguồn cung cấp thiết yếu và quan trọng nhất cho sự phát triển của trẻ, nhất là đối với trẻ sơ sinh.
Đối với trẻ sơ sinh:
- Nên chọn loại sữa chứa đạm có cấu trúc gần với tự nhiên. Với nguồn đạm, chất béo có cấu trúc phân tử ngắn sẽ tương thích với hệ tiêu hóa của trẻ.Tuy nhiên, hầu hết các loại sữa có trên thị trường ít nhiều đã bị thay đổi cấu trúc khi trải qua nhiều lần xử lý với nhiệt. Do đó các bậc cha mẹ cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có thể lựa chọn được những loại sữa phù hợp với con cái của mình.
- Còn đối với những trẻ mà không hấp thu đường sữa, mỗi lần có thể cho trẻ uống một ít sữa và tăng lên, dần dần. Bằng cách này hệ thống các tế bào màng ruột sẽ được kích thích và tăng dần lượng enzyme “lactase” tiết ra. Hoặc bạn cũng có thể thay thế các loại sữa không chứa lactose cho trẻ như sữa đậu nành và các loại sữa công thức đã tách bỏ lactose. Sữa dê có chứa ít lactose hay sữa chua có chứa đường lactose bị các vi khuẩn lên men chuyển hóa thành acid lactic dễ tiêu hóa và hấp thu hơn.
Đối với trẻ lớn tuổi hơn:
Khi trẻ đầy bụng, có thể bổ sung thêm trái cây trong bữa ăn hàng ngày, giúp kích thích hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.
- Các loại rau củ quả cần được nấu chín kỹ. Những loại thực phẩm như cá, trứng, thịt gà… thuộc nhóm đạm động vật giúp trẻ dễ tiêu hóa, tốt cho quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
- Cha mẹ cũng nên cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày. Bởi vì khi trẻ uống nhiều nước, các chất trong đường ruột sẽ được hòa tan và dễ dàng tiêu hóa hơn.
Trẻ sơ sinh không dung nạp lactose
- Các triệu chứng thường nhẹ hơn nếu sữa được tiêu thụ với các thực phẩm khác. Vì thế cha mẹ có thể cho trẻ uống sữa kết với những đồ ăn nhẹ.
- Hãy cho trẻ uống ít sữa một, nếu một cốc sữa khiến trẻ bị đầy bụng, từ lần sau hãy cho trẻ uống một nửa cốc. Dần dần, cơ thể của trẻ sẽ tích tụ đủ lượng enzyme cần thiết.
- Mua những loại sữa không chứa hoặc chứa ít lactose.
- Khi trẻ sơ sinh không dung nạp lactose và những biện pháp trên khó thực hiện được, các bậc cha mẹ nên cân nhắc dùng enzyme lactase cho trẻ, thêm vào sữa hoặc uống viên nang bổ sung lactose trước bữa ăn.
Tìm hiểu: Bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì để giảm độ khó chịu?
Trên đây là những lưu ý về vấn đề bé bị đầy bụng có nên uống sữa không dành cho những bậc cha mẹ, phụ huynh có con nhỏ quan tâm. Nguyên nhân trẻ đầy bụng có rất nhiều, vì vậy cha mẹ cần chăm chú hơn đến chế độ ăn uống của trẻ, đặc biệt khi cho trẻ uống sữa. Khi cần thiết, hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề này.
Bé bị đầy bụng nên ăn gì :
Hiện tượng bế bị đày bụng cũng là một hiện tượng rất hay gặp ở trẻ em mới lớn được rất nhiều bà mẹ quan tâm tới vấn đề này. Tuy nhiên khi bé gặp tình trạng bị đầy bụng thì thức ăn gì phù hợp lúc này cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa và chữa trị đầy bụng cho trẻ. Khi trẻ bị đầy bụng thì chúng ta nên cho trẻ ăn một số loại thực phẩm tốt cho đường ruột và thực phẩm kích thích tiêu hòa như :
- Rau củ quả có nhiều chất xơ : Rau củ quả là một loại loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, một số loại rau củ quả rất tốt như: Cà rốt, đu đủ, bí ngô…những loại thực phẩm này giúp đẩy nhanh hoạt đọng tiêu hóa thức ăn trong ruột của bế đồng thời cũng làm dịu dường tieu hóa hơn.
- Sữa chua : Đã từ lâu chúng ta vẫn biết sữa chua là một loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Sữa chua giúp cho quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa được tốt hơn, giúp cho dạ dày không phải tích tụ khí và chất lỏng bám quanh dạ dày . Các mẹ nên cho bé ăn sữa chua khi bé được tầm 7 tháng tuổi lúc này thì nên cho trẻ ăn ít một lượng vừa đủ vì lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa ăn nhiều được và cho ăn từ từ để bé có thể làm quen với sữa chua , thời gian sau đó dần dần sẽ tăng số lượng lên.
- Quả dứa : Quả dứa là một loại trái cây cũng có chữa rất nhiều chất xơ, đặt biệt trong quả dứa sẽ có một loại chất enzym rất tốt, loại enzym này có thể phân hủy được protein trong thức ăn từ đó giúp bảo vệ đường ruột được tốt hơn, giúp cho hiện tượng bé bị đày bụng được loại bỏ.
Bé bị đầy bụng phải làm thế nào, cách chữa tại nhà hiệu quả.
Khi bé gặp phải hiệ tượng đầy bụng khó tiêu thì các bà mẹ cũng rất lo lắng và không biết phải làm thế cho hiệu quả, các mẹ có thể tham khảo một số cách sau đây :
- Có một cách rất đơn giản để chữa bé bị đầy bụng đó là các mẹ hay tạo cho bé một không gian thật thoải mái và yên tính, vì khi bé ở trong một không gian thoải mái như vậy thì bé sẽ dễ dàng quên đi những cơn đầy bụng để bé có được những giấc ngủ ngon hơn.
- Thường xuy cho bé uống nước cũng giúp cho hiện tượng đầy bụng được thuyên giảm. Khi cho trẻ thường xuyên uống nước thì nước sẽ trung hòa axit trong dạ dày khiến cho bé sẽ giảm hiện tượng đầy bụng hơn.
- Sử dụng gừng : Cách này rất dễ để thực hiện và cũng mang lại hiệu quả rất cao. Các mẹ lấy một vài lát gừng rồi pha với nước sôi sau đó để nguyên một khoảng thời gian tầm 10 phút xong sau đó cho thêm vào khoảng 2 thìa mật ong. Thời điểm cho trẻ uống là nên cho trẻ uống vào buổi sáng sớm, thời điểm sáng sớm là thời điểm nồng độ axit trong dạ dày tăng lên khá cao sau một đêm tích tụ sau một đêm, nước gừng lúc này sẽ có tác dụng làm giảm mức độ axit trong dạ dày.
- Cho bé ăn ít hơn bình thường vì khi bé bị đầy bụng thì bé sẽ gặp phải hiện tượng chán ăn, khi ăn sẽ hay bị nôn trớ. Để khắc phục hiện tượng này thì các mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn ra không cho trẻ ăn một lượng lớn một lúc, cho trẻ ăn sau khoảng 3 giờ một lần, mỗi lần cho ăn hãy nhắc nhở con nhai kĩ trước khi nuốt và cảm nhận mùi vị của thức ăn việc làm như vậy có tác dụng giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn được tốt hơn.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- 1000 Ý tưởng vẽ tranh bảo vệ môi trường đơn giản và đẹp
- [Review] Cô Gái Đến Từ Hôm Qua: Mở Đầu Chất Lượng Cho Mùa Bom Tấn Việt | Galaxy Cinema
- Điện thoại iPhone 12 Pro Max 128GB VN/A Xám Đen – Hàng chính hãng
- Hướng dẫn các cách sửa lỗi không thể chỉnh sửa được file Excel
- Phần mềm StarUML vẽ sơ đồ Use Case, Activity diagrams, Sequence diagrams