Tình trạng anh em xây dựng chán nghề,muốn bỏ nghề không còn là chuyện quá mới. Thời buổi kinh tế mở cửa, hội nhập lại càng gây nhiều khó khăn, trở ngại hơn với dân kỹ sư.
Khó khăn
- Số lượng kỹ sư xây dựng ngày càng tăng. Trung bình hàng năm có hàng chục nghìn kỹ sư xây dựng các trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp,… tốt nghiệp. Độ tuổi nghỉ hưu được tăng lên. Không chỉ vậy, kỹ sư nước ngoài về Việt Nam làm việc cũng gia tăng.
- Nền kinh tế sau dịch Covid-19 làm chậm lại quá trình phát triển của nên kinh tế nói chung. Nhiều doanh nghiệp xây dựng rơi vào tình trạng đóng băng công trình. Cán bộ kỹ thuật bị cho nghỉ không lương, thất nghiệp gia tăng.
- Làm việc trong ngành 5 -7 năm kinh nghiệm, vẫn không đủ trang trải. Dù có thâm niên trong nghề nhưng vẫn không ít anh em KHÔNG THỂ THĂNG TIẾN, vẫn chịu chấp nhận mức lương ba cọc ba đồng. Trong khi lượng công việc ngày càng nhiều, stress lớn thêm.
- Kỹ sư mới ra trường, đi làm phải chịu cảnh vài ba tháng không lương, nợ lương. Với lý do thiếu kinh nghiệm chuyên môn, nhiều doanh nghiệp thường nhận kỹ sư trẻ với danh nghĩa “dạy nghề”. Họ phải đi làm không lương hoặc trợ cấp không đủ chi tiêu. Nhưng vì thiếu kinh nghiệm nên vẫn phải ngậm ngùi “viện trợ” thêm từ gia đình.
- Công việc tại công trường áp lực, vất vả, lại bị phụ thuộc. Cái nghề này dường như chỉ dành cho nam giới, vì đúng nghĩa đen “đầu đội trời – chân đạp đất”. Sáng tinh mơ đi công trường, tối mịt mới về nhà, có khi còn phải xa nhà tới vài ba tháng. Vợ con chẳng được nhờ…
- Có chút vị trí trong cơ quan lại phải tìm hiểu thêm phần trách nhiệm pháp lý. Trong khi thông tư, nghị định lại quá nhiều. Công việc bộn bề lại thêm pháp lý xây dựng, căng thẳng chồng chất căng thẳng.
Cách giải quyết
Đừng tự huyễn hoặc mình bằng cách tìm cách giải quyết ở người khác. Chẳng ai thương mình bằng chính mình, suy nghĩ tích cực, tự tìm ra hướng mới là tối ưu nhất.
Phân tích lại vấn đề của anh em, có hai điểm mấu chốt cơ bản nhất: Năng lực – Trách nhiệm.
Năng lực
Đây là vấn đề của mỗi cá nhân rồi. Không chịu khó tìm tòi, học hỏi thì có IQ vô cực cũng chịu, không bao giờ bằng mấy anh chịu khó mày mò được.
Năng lực không tự sinh ra được. Nó chính là kinh nghiệm từ quá trình học hỏi, nghiên cứu tài liệu, tích lũy từ quá trình làm việc mà ra.
Trách nhiệm
Thái độ
Là một phần của trách nhiệm với công việc. Anh nào hay nản, khổ quá không chịu được, thì dừng lại tại đây, đừng cố tìm sự khai sáng nữa. Theo tôi nên bỏ nghề, mà nói đi phải nói lại, khổ quá không chịu được, thì chẳng có cái nghề nào dễ dàng chịu dung nạp mình cả.
Không một công việc nào mà không có vất vả. Quan trọng mình có quyết tâm theo đuổi cái nghề mình đã chọn hay không. Dù hôm nay mệt nhoài, tối về hút điếu thuốc, làm vài cốc bia cùng anh em, hôm sau lại tỉnh táo, tiếp tục chiến đấu. Ngoài lúc vất vả ra, tôi thấy dân xây dựng cũng khá nhiều thú vui đấy chứ…
Trách nhiệm pháp lý
Trong bài này sẽ không nói nhiều đến vấn đề pháp lý xây dựng. Anh em quan tâm, muốn tìm hiểu nội dung liên quan đến chứng chỉ hành nghề/ năng lực tổ chức có thể tham khảo đăng ký thi chứng chỉ hành nghề xây dựng tại đây
Các thông tin pháp lý khác có thể truy cập website friend.com.vn/ friend.com.vn để tìm hiểu.
Thật sự mà nói, có yêu nghề thì mới chọn nghề và theo nghề. Một khi thái độ và trách nhiệm được đặt lên cao, công việc sẽ tự khắc thuận buồn xuôi gió. Không những thế mà mức lương cũng tỉ lệ thuận theo.
5 việc giúp kéo tinh thần cho anh em xây dựng
- Tham gia các hội nhóm xây dựng tích cực. Bớt suy nghĩ tiêu cực lại, tham gia cộng đồng xây dựng trên các diễn đàn, mạng xã hội để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn là một cách giúp anh em yêu nghề hơn. Biết đâu lại kiếm được niềm vui lớn trong công việc từ đây;
- Thế dục thể thao, nâng cao sức khỏe. Các công ty xây dựng thường xuyên thành lập câu lạc bộ thể thao cho công nhân viên. Đừng tham gia như thế bị ép buộc, tích cực làm hết sức, chơi hết mình sẽ giúp anh em yêu nghề hơn;
- Thường xuyên chia sẻ, thảo luận công việc với đồng nghiệp. Việc này sẽ giúp anh em được giải tỏa hơn. Mọi khó khăn, vướng mắc sẽ được đưa ra trao đổi, nhiều người suy nghĩ sẽ giúp công việc được giải quyết triệt để hơn;
- Xin nghỉ 1 – 2 ngày với gia đình. Nếu công việc quá căng thẳng mà chia sẻ cùng đồng nghiệp không giúp ích, hãy về với gia đình. Một kỳ nghỉ ngắn hạn và quên hết vấn đề tại công trường, sẽ giúp anh em lấy lại tinh thần. Có thể khi quay trở lại công việc sẽ có hướng đi mới;
- Đề xuất trực tiếp với ban lãnh đạo. Nếu bế tắc, cần sự hướng dẫn, giúp đỡ. Đừng ngần ngại mà hãy gặp trực tiếp lãnh đạo. Bày tỏ quan điểm, nguyện vọng, vướng mắc hiện tại của bản thân. Họ sẽ đưa ra lời khuyên, hướng giải quyết giúp anh em.
Chốt lại
Bài viết này hi vọng sẽ giúp ích một phần nào đó cho anh em đang rơi vào tình trạng chán nản, muốn bỏ nghề. Lên lại dây cót tinh thần, tập trung hơn cho công việc sẽ giúp ích hơn cho sự thăng tiến của bản thân.
Đừng làm việc với mức lương hiện tại đang nhận được, hãy làm hơn thế. Lãnh đạo luôn là người sáng suốt, họ sẽ nhìn ra sự cố gắng của anh em. Tôi tin rằng mọi nỗ lực sẽ được đền đáp xứng đáng.
Chúc anh em công tác tốt!
VÌ MỘT CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP CHUYÊN NGHIỆP VÀ SÁNG TẠO
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN SETUP DOANH NGHIỆP VIỆT VIET ENTERPRISE SETUP CONSULTING JOINT STOCK COMPANY Add: Tòa A – Hồ Gươm Plaza, 102 – 104 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội Hotline: 0936 46 56 46 – Zalo: 0936 46 56 46MST: 0109010052 – Email: [email protected] friend.com.vn – friend.com.vn
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- 30 ++ Hình nền quan công cho điện thoại & máy tính
- Rạp Chiếu Phim Cgv Sẽ Ra Mắt Bộ Phim Nào Đúng Ngày Khai Trương Vincom Center Nguyễn Chí Thanh
- iPhone 6 vỡ màn hình, giải pháp nào khắc phục hiệu quả?
- Chọn câu trả lời đúng Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng