Messenger từ lâu đã là nền tảng nhắn tin tích hợp của trang mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook. Do đó, nhờ sự lớn mạnh của Facebook, Messenger cũng đã nhanh trong trở thành một trong những ứng dụng nhắn tin trực tuyến đa nền tảng phổ biến nhất hiện nay.
Tuy nhiên, sự phổ biến của Messenger hoàn toàn không hề tỉ lệ thuận với sự toàn diện cũng như trải nghiệm mà nó mang lại cho người dùng, đặc biệt là khi nói đến vấn đề bảo mật – quyền riêng tư. Cũng giống như Facebook, việc quản lý, khai thác và chia sẻ dữ liệu người dùng trên Messenger chưa bao giờ đem đến sự tin tưởng tuyệt đối.
Đây chính là lý do tại sao ngày càng có nhiều người tìm đến các giải pháp thay thế cho Messenger. Nếu bạn cũng là một trong số này, hãy thử tham khảo 4 cái tên dưới đây.
Signal
Signal là một ứng dụng nhắn tin trực tuyến đa nền tảng hoàn toàn mới, đang nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Được phát triển bởi Signal Foundation và Signal Messenger, trọng tâm của ứng dụng này là hướng tới khả năng bảo mật tối ưu cho người dùng. Tất cả tin nhắn mà bạn gửi và nhận trên Signal đều được mã hóa bảo mật và có thể bao gồm cả tập tin, ghi chú giọng nói, hình ảnh cũng như video.
Tất cả các cuộc trò chuyện và giao tiếp ở mọi hình thức trên Signal đều được mã hóa đầu cuối giữa các thiết bị. Mỗi cuộc gọi thoại hoặc video được kết nối thông qua ứng dụng đều bao gồm mã hóa đầu cuối đầy đủ. Ngay cả Signal Foundation, đơn vị sở hữu Signal, thậm chí cũng không thể xem tin nhắn của bạn nếu không được phép.
Chưa dừng lại ở đó, Signal còn có khóa riêng tư để không ai có thể truy cập ứng dụng ngay cả khi họ có quyền sử dụng điện thoại của bạn. Ngoài ra, Tất cả các cuộc trò chuyện trên Signal chỉ được lưu trữ trên thiết bị của bạn theo mặc định, thay vì trên đám mây của nhà phát triển như thông thường.
Signal hiện được đánh giá là nền tảng an toàn nhất trong số tất cả các ứng dụng nhắn tin hiện nay, là sự lựa chọn của nhiều cơ quan, tổ chức, trong đó có Ủy ban châu Âu.
Telegram
Một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Facebook Messenger (và cả WhatsApp) hiện nay chính là Telegram. Telegram cung cấp một giao diện cực kỳ trực quan, dễ làm quen và dễ sử dụng, với nhiều điểm tương đồng như Messenger.
Tuy nhiên khi nói đến vấn đề bảo mật và tính năng, Messenger hoàn toàn “không có cửa” so với Telegram. Nền tảng nhắn tin trực tuyến này hỗ trợ các tiện ích cực kỳ cần thiết như tạo nhóm chat có thể chứa tới 200.000 thành viên, không giới hạn kích thước tệp phương tiện và cho phép người dùng có thể chia sẻ bất cứ loại tệp dữ liệu nào, cũng như hỗ trợ nhiều gói nhãn dán, ảnh động và hình nền có thể tùy chỉnh…
Về khía cạnh bảo mật, Telegram là một nền tảng thực sự mạnh mẽ. Bạn có thể tạo những tin nhắn “bí mật” được mã hóa đầu cuối với khả năng “tự hủy”. Telegram cung cấp tính năng đồng bộ hóa tin nhắn với bộ nhớ đám mây — bạn thậm chí có thể đăng nhập vào Telegram trên web và tiếp tục các cuộc trò chuyện của mình cực kỳ tiện lợi.
Threema
Nghe có vẻ lạ nhưng Threema đang là ngôi sao mới nổi rất đáng chú ý trong thị trường ứng dụng nhắn tin trực tuyến, nhất là khi nói đến khả năng bảo mật.
Tuy nhiên, ứng dụng này sẽ không miễn phí mà là loại trả phí một lần, sử dụng mãi mãi (2,99 USD trên cả App Store và Play Store). Đổi lại, bạn sẽ có được tất cả các tùy chọn bảo mật tiên tiến nhất hiện nay trong thế giới ứng dụng nhắn tin, chẳng hạn như khả năng mã hóa end-to-end nguồn mở cho cả tin nhắn và cuộc gọi trên nền tảng.
Giống như Signal, Threema sẽ không yêu cầu bạn liên kết bất kỳ số điện thoại hoặc email nào với tài khoản của mình. Tất cả các cuộc trò chuyện đều được xử lý ẩn danh và ứng dụng sẽ tự tạo một ID người dùng ngẫu nhiên khi bạn truy cập, đăng ký sử dụng lần đầu tiên. Không có dữ liệu được thu thập từ bất kỳ cuộc trò chuyện nào của bạn. Và tất nhiên cũng không có quảng cáo được hiển thị trên nền tảng.
Threema có máy chủ riêng được đặt tại Thụy Sĩ, không lưu trữ bất kỳ tin nhắn trò chuyện nào của người dùng. Một lợi ích bảo mật khác của Threema là tất cả danh sách liên hệ, nhóm và hồ sơ người dùng của bạn sẽ được lưu trữ cực bộ trên thiết bị, không phải trên máy chủ đặt tại Thụy Sĩ kia. Do đó, bạn có thể yên tâm rằng không có bất cứ thông tin cá nhân nào của mình được lưu trữ bên ngoài.
Viber
Viber chứa đựng đầy đủ mọi thứ bạn cần đối với một ứng dụng có thể thay thế Messenger. Cuộc gọi thoại và video là xương sống của ứng dụng và cả hai đều được mã hóa end-to-end theo mặc định.
Giống như Telegram, Viber cho phép bạn có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện nhóm với quy mô cực lớn về mọi chủ đề. Ngoài ra, bạn còn có thể thực hiện hàng loạt thao tác tùy chỉnh với tin nhắn như thu hồi, chỉnh sửa, hẹn giờ tin nhắn tự xóa…
Viber cho phép bạn xác minh danh tính của bất kỳ ai mà mình đang trò chuyện thông qua trao đổi key bí mật. Nếu có bất kỳ điều gì thay đổi trong danh sách liên hệ của bạn với những người mà bạn giao tiếp, Viber sẽ lập tức gửi cảnh báo. Việc bạn có thể tắt trạng thái trực tuyến của mình và tự ẩn khi muốn là cũng là những tính năng thú vị giúp nâng cao sự riêng tư.
Bản thân ứng dụng này là miễn phí, mặc dù có thể thực hiện các cuộc gọi quốc tế với mức phí phải chăng.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Bạn chọn đã có key windows hay office chưa?
- Đánh giá sàn Alpari có lừa đảo không? Review sàn Alpari Việt Nam
- Tip chụp ảnh cận mặt đẹp cho chị em- cách selfie cận mặt đẹp – Ngolongnd.net
- Cách bật tính năng ghi âm cuộc gọi tự động trên Android | Công Nghệ 4.0 | PLO
- 1000, 1 triệu, 100 triệu view youtube được bao nhiêu tiền ở Việt nam – friend.com.vn