Sự việc võ sĩ MMA (võ tổng hợp) Từ Hiểu Đông đả bại võ sư Thái Cực quyền Lôi Công từng làm dấy lên nhiều tranh luận xung quanh võ thuật truyền thống Trung Quốc. Theo một bài phân tích trên mạng QQ, kể từ thời cận đại, giới võ thuật Trung Quốc từng nhiều lần thực chiến trên võ đài, đặc biệt là với muay Thái, nhưng không khác nào trò cười.
BXH võ thuật thực chiến Trung Quốc: Lý Tiểu Long xếp bét, ai số 1?
Tại một số giải đấu từng diễn ra trước đây tại Trung Quốc, người xem chứng kiến cảnh các võ thủ “ra đòn” y hệt nông phu khua chân múa tay. Những ai từng ấn tượng với các thước phim võ hiệp mãn nhãn khi xem cảnh tượng đó đều cảm thấy thất vọng.
Giới võ thuật Trung Quốc cũng từng công khai đấu với nước ngoài trên võ đài, như như một số quyền thủ Hong Kong mấy lần đấu với võ sĩ Muay Thái. Tuy nhiên, đa phần quốc thuật Trung Quốc đều thua trước muay Thái.
Bị đánh bại vì uống nhầm cốc nước
Năm 1958, hai võ sư Thái Cực quyền nổi tiếng Hong Kong là Hồ Thắng và Trương Diệu Cường đã nhận lời mời của Hội Người Hoa Thái Lan đến chinh chiến ở xứ chùa vàng.
Trận đầu tiên mới bắt đầu chưa được 2 phút, Trương Diệu Cường đã dùng Thái Cực thủ pháp quật ngã đối thủ. Song ngay lập tức, Trương bị đối phương dùng khuỷu tay đánh thẳng vào ngực, ngã xoài xuống đất, phải nhận thua.
Tiếp đó là Hồ Thắng, người đã luyện Thái Cực quyền 15 năm, mới ra sàn đấu 40 giây đã nhận một đòn của võ sư muay Thái đánh trúng huyệt thái dương, ngất ngay tại chỗ.
Theo cuốn Lý giải kỹ pháp thực chiến của muay Thái (Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hồ Nam, 1994), “hai người Trương, Hồ sau khi quay về Hong Kong, tự bào chữa rằng ‘vì uống nhầm một cốc nước trên sàn đấu, làm cho tinh thần không minh mẫn’, nên mới thất bại như vậy”. Giới võ thuật Hong Kong rất phẫn nộ vì điều đó.
Tháng 12/1973, hai quyền thủ Hong Kong Trạch Quang và Quảng Hán Kiệt nghênh chiến với võ sư muay Thái. Cũng theo cuốn Lý giải kỹ pháp thực chiến của muay Thái, “vừa mới bắt tay giao đấu xong, Trạch Quang đã bị võ sĩ Thái đá trúng huyệt thái dương, ngất ngay tại chỗ”. Về phần Quảng Hán Kiệt, “đối phương hạ gục ngay cú đánh đầu tiên, mê man bất tỉnh”
Với lần thất bại này, phía Hong Kong giải thích với khán giả rằng “một là do quá bận, chưa kịp chuẩn bị kĩ lưỡng; hai là do không quen đeo găng tay, làm tuyệt chiêu kungfu không thể phát huy, nên đã thua trận”.
Tháng 1/1974, các đồ đệ của quyền thủ Hong Kong Khu Huy Đới đã đến Thái Lan và đạt được thỏa thuận trước trận đấu rằng cho phép họ ra đòn bằng tay không, để có thể phát huy tất cả những tuyệt chiêu kungfu của Trung Quốc.
Đến lúc thi đấu thực tế, mặc dù phía Thái Lan chỉ đưa ra các quyền thủ cấp 2, nhưng vẫn thắng 5 trận trước các võ thủ Hong Kong. Trong các trận đấu đó, theo nhật báo Công Thương của Hong Kong, tất cả quyền thủ Hong Kong đều “một đòn đã ngã gục, không đủ sức đánh một trận, người gắng gượng được lâu nhất mới chỉ đầy 20 phút, ngắn nhất là 20 giây”.
Các Hoa kiều ở đó cảm thấy thất vọng và gọi họ là “võ sư đậu phụ”. Truyền thông Thái Lan thì đưa tin rằng “đây là những ngày ảm đạm nhất trong lịch sử đấu quyền”.
Kungfu bắt nguồn từ múa?
Võ thuật Trung Quốc, hay “wushu”, được chia ra làm 2 nội dung chính là “taolu” (sáo lộ) – thiên về quyền pháp và “sanshou” (tán thủ) – thiên về đối kháng. Những câu chuyện trên cho thấy võ thuật Trung Quốc trọng “taolu” hơn là “sanshou”.
Taolu tập hợp nhiều chiêu thức phức tạp, rất có tính thưởng thức, nhưng những chiêu thức đó thực chất không có tác dụng trong thực chiến. Quyền sư Trung Quốc một khi đã lên võ đài sẽ chỉ có thể đánh loạn theo bản năng, bị các đối thủ luyện đấu đối kháng một cách hệ thống đánh bại dễ dàng.
Vấn đề này, ở thời Trung Hoa Dân Quốc, đã thu hút sự chú ý của giới võ thuật. Chẳng hạn năm 1934, có người đã viết trong nguyệt san Quốc thuật thống nhất rằng “quyền sư Trung Quốc thường ngày luyện võ theo lối mòn, nếu để ứng phó với những trường hợp trận đấu nhiều biến hóa, chắc chắn sẽ là một khó khăn lớn”.
Sự thể hiện không chút quy tắc của Ngô Công Nghi và Trần Khắc Phu trên võ đài Macau năm 1954 là một minh chứng cho việc võ sinh võ cổ truyền Trung Quốc thường ngày luyện đối chiến quá ít. Quyền thủ Hong Kong thất bại thảm hại trước võ sư muay Thái cũng là minh chứng cho việc này.
Giới võ thuật Trung Quốc đương đại từng luôn cho rằng: Đặc sắc của võ thuật Trung Quốc là taolu chứ không phải sanshou, nên không cần tính giao đấu.
Khang Thiệu Viễn, một người học võ thuật từ nhỏ, sau đó trở thành thầy dạy thể dục vào những năm 80 của thế kỷ trước, từng nêu quan điểm rằng “giao đấu không nằm trong phạm trù của võ thuật Trung Quốc”. Ông đặt vấn đề “võ thuật là taolu, tức quyền pháp, không có quyền pháp có còn gọi là võ thuật không”.
Đối với tính thực chiến của võ thuật Trung Quốc, Khang Thiệu Viễn phân tích: “Võ thuật thể hiện hình thức phòng thủ tấn công, nhưng không thể dùng được. Tại sao lại nói võ thuật không thể dùng được? Bởi vì võ thuật có yêu cầu về tư thế, không có yêu cầu tư thế thì chắc chắn sẽ không thể hình thành võ thuật, còn đánh người, đánh nhau có cần tư thế không?”
“Đánh nhau trong đấm bốc với đánh nhau trong võ thuật hoàn toàn khác nhau. Đánh võ thuật cần yêu cầu về tư thế, không phải cứ đứng đó đánh là xong, nếu không có tư thế, người ta sẽ nói anh không có võ thuật”, ông Khang giải thích thêm.
Đồng thời, ông cho rằng: “Võ thuật không phải bắt nguồn từ giao đấu, mà bắt nguồn từ… múa. Không thể vì động tác giống với giao đấu mà hiểu nhầm võ thuật thành việc luyện tập mang tính giao đấu để đánh người”.
Các quan điểm của Khang Thiệu Viễn đương nhiên là một trường hợp riêng. Trên thực tế từ những năm 50 đến nay, trong khoảng 30 năm ra sức phê phán “giao đấu luận”, giới võ thuật Trung Quốc đã từ bỏ các cuộc đấu võ thuật theo hình thức đối kháng, coi “taolu” là nội dung quan trọng của võ thuật, lấy “biểu diễn võ thuật” thay thế cho “đối kháng thực chiến”.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Có sẵn tháng đầu Sim 4G Viettel WF5 Tặng 5GB/ngày, 150GB/tháng – Sim Chuyên Data Hết Cao Xuống Thấp
- Vì sao Facebook biết rõ những người bạn có thể quen? – Tuổi Trẻ Online
- Hình nền mùa thu đẹp
- Phần Mềm Chuyển Font VNTime Hoặc VNI Sang Time New Roman
- Cách Tạo Mẫu Thời Khóa Biểu Tự Động Trong Excel 11/2021