Tốc độ tối đa của xe máy trên quốc lộ

Xe máy là một trong những phương tiện phổ biến mà người Việt Nam lựa chọn khi tham gia giao thông. Người điều khiển xe máy phải tuân thủ quy định biển báo tốc độ và tốc độ tối đa của xe máy theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ.

Vậy theo quy định tốc độ tối đa của xe máy trên quốc lộ là bao nhiêu? Những quy định liên quan đến tốc độ tối đa của xe máy trên quốc lộ? Để trả lời cho những câu hỏi này kính mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết.

Tìm hiểu một số khái niệm

Thứ nhất: Khái niệm Tốc độ tối đa

Có thể hiểu, Tốc độ tối đa là tốc độ mà người tham gia giao thông được phép đi trong giới hạn cho phép mà pháp luật quy định. Có thể thấy, người tham gia giao thông không được vượt biển giới hạn về tốc độ cho phép – Hành vi vượt quá tốc độ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, căn cứ vào tốc độ đi so với tốc độ giới hạn sẽ là căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ hai: Khái niệm xe máy

Căn cứ Thông tư số: 54/2019/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ quy định Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ mà có dung tích xy lanh từ 50cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg.

Thứ ba: Khái niệm Quốc lộ

Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống, gồm: quốc lộ, đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường chuyên dùng. Trong đó, Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ 3 địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng hàng không quốc tế, cảng biển quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, khu vực (Căn cứ Khoản 1a Điều 39 Luật giao thông đường bộ 2008).

Tốc độ tối đa của xe máy trên quốc lộ

Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT thì xe cơ giới gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Theo đó, căn cứ vào các quy định pháp luật trên ta có Tốc độ tối đa của xe máy trên quốc lộ là:

Thứ nhất: Tốc độ tối đa cho phép của xe máy trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) là:

– Trên đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên là 60 km/h;

– Trên đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới là 50 km/h.

Thứ hai: Tốc độ tối đa cho phép của xe máy ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc) là:

– Trên đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên là 70 km/h;

– Trên đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới là 60 km/h.

Hình thức xử phạt khi vượt quá tốc độ quy định

Khi điều khiển xe máy trên quốc lộ chạy quá tốc độ tối đa cho phép, người điều khiển xe máy có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể như sau:

– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h: Phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng;

– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h: Phạt tiền từ 600.000 đồng – 01 triệu đồng;

– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h: Phạt tiền từ 04 – 05 triệu đồng; tước Bằng lái xe từ 02 – 04 tháng.

Ngoài ra, nếu điều khiển xe máy chạy quá tốc độ tối đa cho phép gây ra tai nạn và trường hợp tỷ lệ thương tật của người bị hại đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ như sau:

Trên đây, chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới Tốc độ tối đa của xe máy trên quốc lộ. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *