Học kinh tế sẽ mang đến cơ hội làm việc trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, nhu cầu tuyển dụng Cử nhân ngành kinh tế luôn luôn cao. Chính bởi vì những kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề trong ngành kinh tế có thể dễ dàng chuyển đổi sang lĩnh vực khác mà người tốt nghiệp Đại học chuyên ngành này cũng có rất nhiều lựa chọn khác nhau sau khi ra trường.
MỤC LỤC: I. Học Kinh tế ra làm gì? II. Các vị trí việc làm ngành kinh tế phổ biến nhất III. Học Kinh tế có làm trái ngành được không?
Những việc làm phù hợp cho cử nhân kinh tế sau khi tốt nghiệp
I. Học Kinh tế ra làm gì?
Kinh tế học là một khối ngành khá rộng và phụ trách đào tạo nguồn nhân lực cho rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế ra trường có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực, nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau và với đa dạng các vị trí công việc như:
- Nhân viên kinh doanh, nghiên cứu thị trường.
- Chuyên viên phân tích rủi ro tài chính.
- Chuyên viên phân tích dữ liệu.
- Nhà hoạch định tài chính.
- Kế toán.
- Nhà nghiên cứu kinh tế.
- Cố vấn tài chính.
- Nhà đầu tư.
- Nhân viên bảo hiểm.
- Làm việc trong các cơ quan Nhà nước.
Nhiều người sau khi tốt nghiệp Đại học quyết định tiếp tục con đường học vấn của mình, theo học các cấp bậc cao hơn như Thạc sĩ kinh tế, Tiến sĩ kinh tế,… Tuy nhiên, đây không phải là cách duy nhất để có được một công việc tốt lương cao trong ngành này. Mức lương khởi điểm danh cho sinh viên ngành Kinh tế mới ra trường cũng khoảng 8 triệu đồng/tháng và sẽ tăng dần theo năng lực và kinh nghiệm làm việc. Mức lương cao nhất có thể lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng với các vị trí như Giám đốc Điều hành (khoảng 700 triệu đồng/tháng), Giám đốc Tài chính (khoảng 50 – 100 triệu đồng/tháng),…
JobOKO tặng bạn bộ sách kinh doanh thành công được nhiều người đọc, bao gồm: – Bí quyết gây dựng cơ nghiệp bạc tỷ – Bí quyết kinh doanh online từ A-Z – Kinh Doanh Nhỏ Thành Công Lớn – Nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh – Nhà đầu tư thông minh – Tư duy đột phá.
Tải ngay Không chỉ mức lương cao mà cơ hội việc làm cho những người theo học ngành Kinh tế cũng rất rộng mở. Theo thống kê, ở giai đoạn hiện tại, nước ta vẫn còn thiếu khoảng trên 800,000 lao động lĩnh vực kinh tế, chỉ sau ngành công nghệ thông tin – kỹ thuật. Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế như hiện nay thì số lượng việc làm ngành Kinh tế được dự báo sẽ còn tăng cao hơn nữa. Những người có vốn tiếng Anh tốt và am hiểu công nghệ sẽ có thể dễ dàng tìm được rất nhiều cơ hội việc làm tốt, lương cao.
Cơ hội việc làm ngành kinh tế đa dạng
II. Các vị trí việc làm ngành kinh tế phổ biến nhất
1. Kinh doanh, nghiên cứu thị trường
Nhân viên kinh doanh là một trong những sự lựa chọn phổ biến nhất của sinh viên khối ngành kinh tế khi ra trường. Đảm nhiệm vai trò này, bạn sẽ trở thành một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp với các nhiệm vụ chính như xây dựng chiến lược các chiến lược kinh doanh, thúc đẩy doanh số của công ty, xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng,… Nhân viên nghiên cứu thị trường cũng là một phần quan trọng của bộ phận kinh doanh, đặc biệt là trong điều kiện mọi hoạt động diễn ra đều dựa trên nguồn tài nguyên dữ liệu như hiện nay. Họ là những người thu thập thông tin từ thị trường, đối thủ, khách hàng,… để làm cơ sở cho những quyết định quan trọng trong kinh doanh. Dữ liệu thu thập được càng chính xác thì chiến lược kinh doanh lại càng hiệu quả và cơ hội thành công lại càng cao.
2. Làm việc trong ngân hàng
Làm việc cho các ngân hàng là lựa chọn phổ biến của rất nhiều sinh viên ngành kinh tế học ứng dụng ra trường bởi lĩnh vực này thường có mức lương cao và chế độ đãi ngộ tốt. Họ sẽ thường đảm nhiệm những công việc như:
- Kiểm soát tài chính.
- Hoạch định tài chính.
- Phân tích rủi ro.
- Phân tích dữ liệu và cố vấn.
- Quảng cáo và cung cấp các dịch vụ kinh tế – tài chính cho khách hàng.
Đọc thêm: Ngành ngân hàng có những vị trí việc làm nào?
3. Kế toán, kiểm toán
Để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, bạn sẽ cần bảo được đào tạo sâu hơn và chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều kế toán viên xuất thân là những sinh nghiên ngành kinh tế. Với vai trò là một kế toán, bạn sẽ chủ yếu tập trung vào việc giám sát tình hình tài chính của một tổ chức, công ty, đơn vị hay thậm chí là một cá nhân. Công việc của kế toán viên về cơ bản sẽ bao gồm ghi phép, phân loại, diễn giải và trình bày thông tin tài chính.
Kế toán, kiểm toán là việc làm phổ biến trong ngành kinh tế
Các công việc liên quan đến kế toán/kiểm toán đòi hỏi phải có kỹ năng phân tích tốt, khả năng tính toán chuyên nghiệp, kiến thức về tin học kinh tế, hiểu biết các yếu tố liên quan đến tài chính công ty và khả năng cụ thể hóa những dữ liệu thu thập được. Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế thường mang trong mình khả năng phân tích những khối dữ liệu phức tạp cũng như tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề. Chính điều này đã tạo điều kiện để họ đảm nhiệm tốt vai trò của các kế toán/kiểm toán viên. Bên cạnh đó, là một kế toán/kiểm toán viên chuyên nghiệp thì việc sở hữu chứng chỉ kế toán như CPA, CMA,… là điều cần thiết. Đây là chứng chỉ kiểm tra năng lực chuyên môn mà nếu bạn có sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao và gia tăng cơ hội nghề nghiệp, thăng tiến lớn.
4. Tư vấn tài chính, kinh tế
Các nhà kinh tế học và chuyên gia kinh tế luôn đóng vai trò chủ chốt trong môi trường kinh doanh và tư vấn tài chính. Họ có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong các doanh nghiệp có quy mô lớn nhỏ khác nhau, miễn là có nhu cầu về nghiên cứu kinh tế. Những người làm công việc tư vấn kinh tế – tài chính hay nghiên cứu kinh tế cần phải có kiến thức chuyên môn về các học thuyết cũng như mô hình kinh tế trên thế giới. Cùng với đó là kỹ năng phân tích, sự quyết đoán và khả năng tính toán tốt. Các tư vấn tài chính trong lĩnh vực kinh tế còn có thể làm tư vấn cho nhiều cá nhân khác nhau thay vì một tổ chức, đưa ra lời khuyên để giúp họ phát triển kinh tế. Trong trường hợp này, việc cập nhật kiến thức mới về tình hình tài chính của doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung là vô cùng cần thiết.
Đọc thêm: Kỹ năng cần có của nhân viên tư vấn tài chính
5. Phân tích dữ liệu, thẩm định rủi ro
Chuyên viên thẩm định rủi ro tài chính là người chịu trách nhiệm đánh giá và đưa ra lời khuyên về tác động của những rủi ro tài chính có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Với vốn kiến thức sâu rộng về cả kinh doanh và kinh tế, các chuyên gia thẩm định rủi ro có thể lập báo cáo và hình thành kế hoạch chiến lược để giảm thiểu những rủi ro này.
6. Làm việc trong cơ quan nhà nước
Những người có chuyên môn về kinh tế cũng được đánh giá rất cao trong các lĩnh vực chi tiêu công và tư. Họ có thể đảm nhiệm vai trò phân tích rủi ro, phân tích giá cả, cố vấn tài chính và hoạch định kinh tế. Trong lĩnh vực công, các nhà kinh tế học có thể đảm nhiệm những công việc liên quan đến thuế, giao thông, thương mại, môi trường, năng lượng và rất nhiều ngành nghề khác có liên quan đến chi tiêu công. Do những tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 và sự suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính phủ các nước ngày càng thắt chặt chi tiêu. Điều này đã khiến cho nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế trong lĩnh vực công ngày càng cao.
Chuyên viên phân tích tài chính cũng khá phù hợp ứng tuyển khi học ngành kinh tế
Hầu hết những người mới vào nghề sẽ làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm trước để tích lũy kinh nghiệm. Sau đó, họ sẽ có cơ hội được chuyển sang những lĩnh vực khác như ngân hàng, đầu tư hay chăm sóc sức khỏe. Các chuyên viên phân tích dữ liệu và thẩm định rủi ro tài chính đều là những người giỏi tính toán và có khả năng phân tích cũng như truyền đạt những dữ liệu phức tạp tới những người chưa có chuyên môn.
7. Nghiên cứu, giảng dạy
Với vai trò là nhà kinh tế học, bạn sẽ được tham gia vào công tác nghiên cứu, giảng dạy và phân tích dữ liệu, thực trạng, xu hướng phát triển kinh tế. Những người đảm nhiệm vai trò này thường có trình độ sau Đại học. Họ cũng cần phải có đủ kiến thức chuyên môn và rèn luyện sự tự tin trong việc đưa ra các dự báo và báo cáo kinh tế. Khách hàng của các nhà kinh tế học thường là các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tài chính hoặc cơ quan công quyền cần tìm lời khuyên về xây dựng chính sách hay phát triển chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng về lĩnh vực tài chính, kinh tế cũng là việc làm nhiều người lựa chọn. Và nếu như tất cả những công việc này đều không làm cho bạn cảm thấy hứng thú thì có thể nghĩ tới những sự lựa chọn rộng hơn như kinh doanh thông minh, phát triển quốc tế, quản trị nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, báo chí, quản lý, nghiên cứu thị trường, chính trị, PR, nghiên cứu xã hội và thuế. Bạn thậm chí cũng có thể trở thành một start-up, mở công ty và tự làm chủ chính mình.
Tùy theo khả năng và sở thích mà bạn lựa chọn việc làm ngành kinh tế phù hợp
III. Học Kinh tế có làm trái ngành được không?
Câu trả lời là có. Không chỉ có cơ hội việc làm đa dạng mà sinh viên ngành Kinh tế học ra trường còn có thể làm việc trái ngành với mức lương đáng ngưỡng mộ. Đặc điểm của sinh viên kinh tế thường là những người linh hoạt, nhanh nhẹn, kỹ năng giao tiếp tốt, am hiểu công nghệ và đặc biệt là có vốn ngoại ngữ tốt, ít nhất là tiếng Anh. Đây đều là những kỹ năng có thể chuyển đổi được, giúp họ dễ dàng thích nghi và làm quen với một ngành nghề ít nhiều không thuộc về chuyên môn của mình như:
- Xuất nhập khẩu, logistics.
- Marketing.
- Đối ngoại.
- Đầu tư.
- Quản trị nhân lực.
- Quản trị du lịch và lữ hành.
- Luật kinh tế.
- ….
Học ngành gì dễ xin việc?
Lựa chọn ngành nghề đóng vai trò quan trọng bởi nó quyết định đến sự nghiệp của bạn sau này. Ngoài học kinh tế thì cũng có nhiều chuyên ngành khác dễ xin việc sau khi tốt nghiệp bởi nhu cầu cần nguồn nhân lực lớn. Bạn có thể tham khảo những thông tin hữu ích về việc học ngành gì dễ xin việc trong bài viết sau, từ đó đưa ra quyết định, hướng đi đúng đắn cho mình.
Học ngành gì dễ xin việc?
Nhập thông tin nhận File
x JobOKO tặng bạn bộ sách kinh doanh thành công được nhiều người đọc, nhập thông tin để nhận file ĐóngCập nhật
Nhập thông tin nhận File
x Email nhận: Họ tên: Điện thoại: Chức danh: ĐóngCập nhật
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Fixing ‘You need permission to perform this action’ in Windows – Auslogics blog
- Hướng dẫn xóa bạn bè (unfriend) hàng loạt trên Facebook Thủ thuật
- Hướng dẫn cách bật nút home ảo trên iPhone – 【Mới Nhất 2022 】
- 11 Đoạn hội thoại tiếng Anh trong nhà hàng | friend.com.vn
- GitHub – iptv-org/iptv: Collection of publicly available IPTV channels from all over the world