Lấy tọa độ chính là cách giúp bạn có thể thống kê các cọc, các nốt đo. Hoặc là xuất điểm từ đường bình độ để dễ dàng chạy đan dài đường đồng mức ở BĐ địa hình. Đây là một trong những công đoạn quan trọng mà bất kỳ ai làm trong lĩnh vực thiết kế bản vẽ cần thực hiện. Do đó để bạn có thể tối ưu thời gian friend.com.vn mách bạn cách nhập lệnh lấy tọa độ trong CAD với Lisp.
Bạn đang xem: Lisp nhập dữ liệu từ file txt vào autocad đúng tọa độ
Lệnh lấy tọa độ trong CAD với Lisp
Có thể nhận định rằng Lisp lấy tọa độ điểm trong CAD đã quá quen thuộc đối với nhiều người dùng. Thế nhưng đối với những ai lần đầu sử dụng thì ắt hẳn đây là một cái gì đó khá mờ hồ, khó hiểu. Vậy nên trước khi bước vào công đoạn lấy tọa độ, bạn hãy cùng điểm qua một số lệnh lấy tọa độ trong CAD.
Lệnh lấy tọa độ trong CAD gồm 2 lệnh thông dụng
Về cơ bản đối với Lisp thì có 2 lệnh chủ yếu được sử dụng. Tiêu biểu là:
Lệnh Coorn trong friend.com.vn. Đây là lệnh dùng để xuất các tọa độ ở trên Pline ra file Excel hoặc là Text.Lệnh Tabcord. Đây là lệnh dùng để vẽ bảng tọa độ trong CAD
Hướng dẫn chi tiết nhập lệnh lấy tọa độ trong CAD
Trọn Bộ Tài Liệu hướng dẫn tự học AutoCAD miễn phí
Tải Về
Nhìn chung cách nhập lệnh lấy tọa độ trong CAD thực tế rất phức tạp và khó khăn. Nếu như bạn không có kinh nghiệm ắt hẳn sẽ gặp phải các trục trặc liên quan. Thậm chí là có thể dẫn đến nhiều sai sót. Vậy nên bạn hãy ghi chép cẩn thận các bước hướng dẫn sau để hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra. Cụ thể:
Bước 1: Tải lisp xuất tọa độ
Để sử dụng lisp lập bảng tọa độ trong CAD bạn cần tải Lisp về máy tính cho mình. Link tải bạn có thể click tại đây nhé. Sau khi giao diện xuất hiện bạn chỉ cần click tại “Download” màu xanh là có thể tải về file với dung lượng 10.57kb rồi.
Bạn Download lisp về máy tại mục download màu xanh với dung lượng vừa phải
Bước 2: giải nén file tải về
Một khi bạn đã tải về file yêu cầu bây giờ bạn đến mục download để tìm file tải. Sau đó bạn click chuột phải vào chọn “Extract Here” để tiến hành quá trình giải nén. Một khi giải nén xong bạn sẽ được Folder hoàn chỉnh và click vào đó.
Ở bên trong folder lúc này sẽ có các thư mục khác nhau bạn không cần quan tâm các thư mục khác. Thay vào đó bạn chỉ tìm đến mục “friend.com.vn và friend.com.vn”. Tại đây bạn tiến hành copy cả 2 thư mục yêu cầu.
Copy 2 mục friend.com.vn và friend.com.vn sau khi đã giải nén file thành công
Bước 3: Past đến thư mục cài đặt CAD
Một khi bạn copy xong bạn hướng đến thư mục cài đặt CAD. Bạn chỉ cần vào This PC đến ổ đĩa C. Tiếp đó bạn chọn tiếp Program Files và chọn “AutoCAD2007”. Ở mục này sẽ xuất hiện nhiều thư mục nhỏ bạn chỉ cần tìm đến mục “Support”. Hoặc dễ hơn bạn tìm đến đường dẫn “C:Program FilesAutoCAD 2007Support”. Tại đây bạn tiến hành dán 2 thư mục Lips bên vừa copy bên kia vào.
Bạn vào mục Support rồi tiến hành dán 2 mục vừa copy vào mục CAD
Bước 4: Lấy tọa độ
Ví dụ friend.com.vn có bản CAD như hình để nhập lệnh lấy tọa độ trong CAD các điểm góc khống chế khu vực. Đầu tiên bạn tiến hành load Lisp vừa copy rồi nhập lệnh tắt Ap. Lúc này ở bản CAD sẽ hiển thị lên một bảng thông số. Tại mục “Look in” là Support còn ở khung vuông kéo lên kéo xuống đầu tiên bạn chọn đến “COORN.LSP”. Ở file Name bạn chọn Load. Sau đó bạn giữ nguyên tất cả thông tin còn lại rồi chọn Close.
Xem thêm: Điều Tuyệt Vời Nhất Của Chúng Ta Bát Nguyệt Trường An, Đọc Sách Truyện Điều Tuyệt Nhất Của Chúng Ta
Các thao tác cụ thể thiết lập lệnh để tiến hành lấy tọa độ trong CAD cơ bản
Một khi load thành công Lisp bạn hãy gõ lệnh COORN vào mục Command dưới cùng rồi nhấn Enter. Hệ thống sẽ chạy ra một loạt thông số. Tùy theo từng đối tượng lấy tọa độ mà bạn có thể chọn chế độ Pick/Point hoặc là Polyline. Nếu bạn chọn polyline thì gõ chữ L nhé. Ngay khi chọn vào Polyline cần lấy tọa độ hệ thống sẽ tự động lấy tọa độ các điểm Note ở trên Pline đó.
Chọn chế độ lấy tọa độ để hệ thống tự động cập nhật
Bước 5: Kiểm tra tọa độ
Sau khi thực hiện xong hệ thống hỏi có cần đánh thứ tự điểm không? Nếu có thì bạn gõ vd là 01 rồi nhấn Enter. Tiếp đó hệ thống hỏi tiếp xuất ra dạng file kiểu gì? Xuất ra Excel hay Notepad? Tại đây bạn cứ chọn kiểu file xuất và nhấn Enter. Làm xong bạn kiểm tra lại 1 đến 2 lần xem có đúng không. Lệnh hiện tọa độ 1 điểm là lệnh ID trong CAD. Bạn chỉ cần nhập lệnh rồi dò ở bảng file Excel với số tọa độ ở dưới là được.
Thông báo đánh thứ tự điểm tọa độ
Bước 6: lisp vẽ tự động bảng kê tọa độ
Vậy là về cơ bản bạn đã hoàn thành xong cách nhập lệnh lấy tọa độ trong CAD. Bây giờ bạn chuyển đến lisp vẽ tự động bảng kê tọa độ vào CAD. Ban đầu bạn load lisp gợi ý ở trên mới được nhé. Nếu bạn đóng CAD khi mở lại cũng phải load. Sau đó bạn nhập lệnhAp” rồi chọn “Tabcord.lsp”. Tại mục file name bạn nhất load và giữ nguyên rồi chọn “close”.
Bạn thiết lập lệnh để vẽ tự động bảng kê tọa độ
Tiếp đến bạn nhập lệnh Tabcord. Sau đó bạn chờ một lúc cho hệ thống load rồi phóng nhỏ bản CAD lại. Lúc này phía bên cạnh sẽ là bản vẽ tọa độ cụ thể được hệ thống tự động cập nhật dành cho bạn. Các thông số không khác gì bản trong Excel đề ra. Bạn chỉ cần thay đổi lại kiểu chữ là vừa như in.
Bản phác họa hệ thống tọa độ tự động cập nhật
Để hiểu rõ hơn mời các bạn có thể tham khảo ngay video mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!
Kết Luận
Cách nhập lệnh lấy tọa độ trong CAD vừa đã được friend.com.vn hướng dẫn khái quát một cách chi tiết nhất. Vậy nên bạn đừng ngần ngại gì mà hãy thực hiện ngay cho mình. Chỉ cần tìm hiểu kỹ càng áp dụng đúng với quy trình chắc chắn bạn sẽ làm được. Nếu bạn cảm thấy không tự tin có thể tải một bản CAD nào đó không quan trọng để thực hiện theo. Như vậy nếu có sai sót xảy ra cũng không ảnh hưởng đến bản CAD chính gốc của bạn. Thay vào đó bạn lại có thể rèn luyện tay nghề cho mình.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Hình nền Quốc kỳ Việt Nam, hình nền Cờ Việt Nam
- iPhone 6s ra đời năm nào? Tính năng nổi bật iPhone 6s là gì?
- 3 cách để phá Password Windows, Reset mật khẩu máy tính
- Biến Windows thành Mac OS, dùng giao diện Mac trên máy tính Windows 10
- Kiểm định tự tương quan, tương quan chuỗi trong Stata – Phân Tích Stata