Chuyên đề: Hướng dẫn sử dụng & Kinh nghiệm lái xe Chỉnh sửa lúc: 23/12/2021
Hệ thống đèn đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành của xe. Sử dụng đèn xe đúng cách và hợp lý sẽ giúp lái xe đảm bảo được an toàn trong mọi điều kiện vận hành.
Trong thực tế, một số tài xế, đặc biệt là “tài mới” vẫn tỏ ra khá lúng túng trong việc bật/tắt, điều chỉnh các chế độ đèn khác nhau. Điều này gây ảnh hưởng nhất định đến độ an toàn khi xe lưu thông trên đường. Thậm chí nhiều trường hợp còn bị cảnh sát giao thông xử phạt vì lỗi sử dụng đèn chiếu sáng không đúng.
Vì vậy, nắm rõ tác dụng cũng như cách bật tắt, điều chỉnh hệ thống đèn pha, cos, xi nhan hay đèn sương mù… trên ô tô được xem như bài học vỡ lòng quan trọng với những “tài mới”.
1. Các loại đèn trên ô tô
Đèn chiếu sáng trên ô tô gồm các loại đèn sau:
Bên cạnh đó, trên xe còn có một số loại đèn khác như đèn báo phanh, đèn soi biển số, đèn báo phanh phụ (thường đặt trên cao),…
Xem thêm: Phân biệt chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài trên ô tô.
Dừng lại một chút bác ơi!! Deal Hot đang chờ bác.
ƯU ĐÃI MUA BẢO HIỂM Ô TÔ LIBERTY HOÀN PHÍ ĐẾN 35%
Hiện tại friend.com.vn kết hợp cùng bảo hiểm Liberty Việt Nam ra mắt chương trình ưu đãi đặc biệt HOÀN PHÍ ĐẾN 35% khi mua bảo hiểm thân vỏ (giúp bác tiết kiệm một số tiền kha khá đấy!) Vì số lượng ưu đãi có hạn nên bác nào quan tâm thì nhanh tay bấm vào nút bên dưới để được tư vấn cụ thể nhé, các bác chỉ mất 30s.
P/s: Liberty (công ty Mỹ) là một trong các công ty Top đầu về bảo hiểm ô tô ở Việt Nam.
Đăng kí nhận ưu đãi ngay!
2. Các cách chỉnh đèn trên ô tô
Tùy theo cách bố trí của nhà sản xuất mà có thể chia làm 2 cách là sử dụng cần điều khiển bên trái vô lăng hoặc dùng núm xoay tích hợp trên táp lô gần bệ cửa người lái.
Để mở đèn chiếu sáng phía trước, người lái chỉ cần xoay công tắc điều khiển về ký hiệu đèn pha (thường có biểu tượng ba vạch ngang theo hình của đèn pha). Khi được bật, đèn chiếu sáng phía trước của xe sẽ thường mặc định ở chế độ chiếu gần (cos). Để chuyển sang chế độ đèn chiếu xa (pha), người lái chỉ cần đẩy cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng về phía trước.
Lúc này, trên mặt đồng hồ sẽ hiển thị biểu tượng đèn sáng xanh (biểu tượng ba vạch ngang theo hình của đèn pha) để báo hiệu cho người lái xe đang bật đèn pha. Ngược lại, khi kéo cần về phía sau (phía người lái) đèn sẽ chuyển sang chế độ chiếu gần (cos).
Trong một số trường hợp, để phát tín hiệu cảnh báo cho xe phía trước, người lái có thể nháy đèn pha, thông qua việc đẩy, trả cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng ít nhất 1 – 2 lần liên tiếp về phía sau (phía người lái).
Khi cần chuyển làn đường hoặc chuyển hướng… người lái cũng sử dụng cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng để mở đèn xi nhan. Cụ thể, để bật đèn xi nhan phải, người lái gạt cần này lên trên. Ngược lại, khi gạt xuống phía dưới, xi nhan trái sẽ được mở.
Tương tự, để bật đèn sương mù, đèn định vị ban ngày DRL… người lái chỉ cần xoay công tắc điều khiển lần lượt về ký hiệu chỉ biểu tượng hai loại đèn này. Mỗi xe có cách thiết kế công tắc điều chỉnh đèn khác nhau, vì vậy để có thể nắm rõ, người dùng nên đọc sách hướng dẫn sử dụng kèm theo xe.
Với những xe sử dụng núm vặn, người lái sẽ có cái nhìn trực quan và dễ dàng thao tác hơn so với cần gạt truyền thống. Lúc này, vị trí cần gạt truyền thống bên trái vô lăng chỉ còn sử dụng để chuyển đổi các chế độ pha-cos và đèn báo rẽ.
Một số hãng xe cũng tận dụng vị trí này để tùy chỉnh nhanh một trang bị an toàn nào đó, ví dụ như Ford sử dụng để bật tắt tính năng hỗ trợ giữ làn đường trên các dòng xe Ranger, Everest,…
3. Những lưu ý để sử dụng đèn đúng cách
– Khi di phải di chuyển vào ban đêm trên đường cao tốc, người lái có thể dùng đèn pha bình thường, nhưng khi gặp xe đi ngược chiều, bạn nên giảm tốc độ đồng thời chuyển đèn pha sang đèn cos cho tới khi xe đi ngược chiều đã đi qua.
– Nên tập thói quen đá pha (nháy pha, chuyển liên tục giữa cos-pha) khi sang đường hoặc cần vượt qua xe khác. Đối với ô tô thì đèn pha sẽ là một công cụ xin tốt hơn cả còi xe, do ô tô khi di chuyển thường đóng kín cửa xe rất khó để nghe được âm thanh phát ra từ còi.
– Nếu quan sát thấy xe đi ngược chiều nháy đèn pha thì bạn hãy kiểm tra đèn trên xe có đang ở chế độ pha hay không. Đây là điều bạn cần phải ghi nhớ bởi những người đi ngược chiều có thể bị đèn pha ô tô của bạn làm cho lóa mắt, có thể dẫn tới mất lái và gây tai nạn giao thông.
– Thường xuyên bảo dưỡng hệ thống đèn pha ô tô, căn chỉnh đúng luồng sáng của pha cốt và thay thế đèn pha sau một thời gian sử dụng để đảm bảo được độ chiếu sáng an toàn nhất khi sử dụng.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- 7 Cách đánh số thứ tự trong Excel nhanh, đơn giản
- Top 10 nước có quân đội lớn nhất thế giới VNTOWORLD
- Tải bản Ghost Win 7 64bit, 32bit nhẹ – Đa cấu hình chất lượng cao -tai
- Khắc phục lỗi Font chữ máy tính thành công 100% với 4 cách đơn giản
- Thân em vừa trắng lại vừa mềmVừa bàn tay úpAnh mà miết lên miết xuống là nó tiết nhớt ra Là gì? – Hoc24