Bố cục cơ bản trong nhiếp ảnh – Quy tắc một phần ba (1/3) Nhiếp ảnh
Nhắc đến bố cục trong học nhiếp ảnh, chắc hẳn không ít người dù là chuyên nghiệp hay nghiệp dư đều biết đến Quy tắc một phần ba. Quy tắc này một trong những bố cục đơn giản, thông dụng nhất mà lại đem đến nhiều hiệu quả trong nhiếp ảnh.
- Analog Film: Mang nét hoài cổ lên bức ảnh của bạn
- Các kỹ thuật giúp bạn chụp ảnh đẹp bằng điện thoại
Nội dung bài viết
Định nghĩa bố cục
Tại sao ở đây lại nhắc đến ‘bố cục’ trong khi tiêu đề là ‘quy tắc một phần ba’? Nghe thì đơn giản vậy chứ không phải ai cũng biết định nghĩa ‘bố cục’ đâu nhé. Bởi vì khi nói đến hai khái niệm trên, vẫn có khá nhiều người không khỏi nhầm lẫn giữa chúng với nhau. Giải thích mọt cách cụ thể hơn thì ‘quy tắc một phần ba’ chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng ‘bố cục’ rộng lớn.
Vậy bố cục là gì? Bố cục là việc sắp xếp hình ảnh theo một thứ tự, quy định hay trật tự nào đó về ánh sáng, màu sắc, vị trí,… một cách hợp ý nhất để người xem có thể cảm nhận được ý tưởng, nội dung mà người chụp muốn truyền đạt.
Nhứng thứ quy tắc này không phải tự dưng có mà thực chất đó chính là sự đúc kết kinh nghiệm từ những người đi trước truyền đạt lại. Có thể bạn nói bạn không cần biết về bố cục cũng có thể chụp được một bức ảnh đẹp. Điều đó đúng, nếu như bạn thực sự là một thiên tài nhiếp ảnh hoặc bạn ngẫu nhiên được chụp một tấm ảnh ưng ý mà không hề có chủ đích từ đầu. Ngay đến cả những nhiếp ảnh gia nổi tiếng, học cũng cần đến may mắn mới tạo nên được các kiệt tác thế giới. Nhưng may mắn là một chuyện, việc bạn có nắm bắt được cái may mắn đó hay không thì đây lại một câu chuyện hoàn toàn khác. Tìm hiểu về bố cục nó giống như cách mà bạn tối ưu hóa các cơ hội bạn gặp được vậy. Biết đâu qua bài viết này bạn lại tìm được chút gì đó dành riêng cho mình thì sao?
Quy tắc một phần ba
Quy tắc này được hiểu như sau: Như ở hình phía trên, bạn chia đều khung hình ra thành chín phần bằng nhau tạo bởi bốn đường thẳng gồm ngang và dọc. Các đường này có tên là đường chính và giao điểm của chúng được gọi là điểm vàng trong nhiếp ảnh. Hiện giờ trên các máy ảnh thông thường hay thậm chí là điện thoại cũng có chế độ hiện thị các đường kẻ trên chính màn hình chụp để thuận tiện cho người sử dụng. Nếu bạn đặt chủ thể vào một trong bốn điểm trên , hoặc ít nhất đặt nằm theo các đường chính thì chủ thể sẽ trở nên nổi bật hơn rất nhiều so với việc xếp vào chính giữa bức ảnh thông thường.
Tôi sẽ giải thích kỹ hơn cho bạn thông qua bức ảnh dưới đây
Ở đây, tôi muốn đặt điểm nhấn vào độ xa gần của các chủ thể trong bức ảnh này, cụ thể là những chiếc đèn trên. Tôi chọn góc chụp có độ cao ngang với chúng và lấy nét vào bốn chiếc ở gần nhất, đồng thời xếp chúng dọc theo đường chính phía bên phải. Và trong trường hợp này thì tấm hình đã trở nên cân đối và bắt mắt người xem hơn so với việc chụp thẳng mặt những chiếc đèn.
Hãy nhớ một điều rằng, trong quy tắc này, bạn chỉ nên chú trọng vào duy nhất một chủ thể. Cố gắng đặt đối tượng cần chụp bám theo nhiều đường chính và một đến hai điểm vàng càng tốt (không có nghĩa là choán toàn màn hình nhé). 50mm Vietnam sẽ đưa thêm cho bạn một số ví dụ để bạn có thể dễ dàng hình dung hơn nhé:
Hướng nhìn
Hay còn gọi là khoảng không gian phía trước mặt của chủ thể. Dựa vào hướng nhìn, chúng ta sẽ biết được nên đặt chủ thể vào điểm vàng hay đường chính nào trong bức ảnh. Như ở ví dụ sau:
Tay trống này đang diễn và có hướng nhìn từ phải sang trái. Do vậy, chúng ta nên đặt chủ thể về phía bên phải của khung hình. Điều này giúp cho bức hình trước hết trở nên cân đối hơn.
Thứ hai là khoảng không gian phía trước anh chàng này thêm thoáng đãng và có thêm khoảng trống để thêm các chi tiết của dàn trống. Không tạo cảm giác gò bó, khó chịu cho người xem.
Tương tự như vậy, trong các trường hợp khác, khi vật hoặc chủ thế có hướng nhìn về một bên thì ta nên xếp các đối tượng này vào các điểm vàng phía ngược lại. Nếu bạn không tin thì hãy cứ thử chụp một vài bức ảnh rồi so sánh chúng xem hiệu quả thế nào nhé.
Quy tắc một phần ba trong chụp ảnh phong cảnh
Cũng như chụp chân dung hay chụp các vật thể, ảnh chụp phong cảnh cũng có thể áp dụng quy tắc một phần ba hữu hiệu. Chính xác tôi muốn nói đến đường chân trời. Bạn nên đặt đường chân trời vào các đường chính nằm ngang. Nếu như không có chủ đích từ đầu thì thực sự tôi khuyên bạn không nên đặt đường chân trời vào chính giữa bức ảnh. Bởi vì khi đó, bức ảnh bạn sẽ trở nên rất cứng nhắc và khoảng không gian bị gò bó, thu hẹp đi rất nhiều so với cách bài phối ở trên.
Một bầu trời rộng thênh thang, cùng với muôn vàn sao sáng sẽ còn trở nên ấn tượng hơn nhiều khi đường chân trời được đặt bằng hoặc thấp hơn đường chính ở dưới. Chính sự chênh lệch tỉ lệ giữa hai yếu tố trời và đất làm tôn lên sự mênh mông vốn có của nó. Hay từng nấc ruộng bậc thang trải dài theo sườn núi sẽ rất phù hợp nếu như ta đặt đường chân trời vào đường chính ở trên của khung hình.
Có một điểm lưu ý duy nhất trong chụp phong cảnh ở đây là bạn nên căn cho đường chân trời song song với các đường chính nằm ngang để đảm bảo sự cân đối giữa nửa trên với nửa dưới của bức hình.
Quy tắc không phải lúc nào cũng đúng
Quy tắc một phần ba rất tốt, rất hiệu quả, nhưng nó không phải là tất cả. Trong bất kể lĩnh vực nào cũng vậy, đôi khi bạn cũng phải phá bỏ đi những luật lệ quy tắc để tìm cho mình những sáng tạo, ý tưởng riêng.
Như ở trong trường hợp này, bức hình đã được phá bỏ hoàn toàn mọi sắp xếp, khuôn khổ trong quy tắc một phần ba mà lại đặt chủ thể vào chính giữa. Tuy vậy, tấm ảnh này lại tạo ra sự thu hút rất nhiều do làm nổi bật khuôn mặt dễ thương của chú chó, làm mờ các yếu tố ngoại cảnh khác.
Ảnh còn được chụp từ phía trên xuống, tạo cảm giác chú chó trở nên nhỏ bé, đáng yêu và gần gũi hơn nữa. Giống như ta nhìn một đứa trẻ dưới ánh mắt đầy bao dung và che chở vậy.
Nguồn gốc của quy tắc một phần ba:
Quy tắc này được đề cập đến trong cuốn “Remarks on Rural Scenery” bởi John Thomas Smith, đồng thời phổ biến rộng rãi cuối thế kỉ thứ XVIII. Nhưng thật ra cuốn sách này dựa trên công trình nguyên cứu của Sir Joshua Reynolds năm 1783 về sự cân bằng và phân bố tối sáng trong một bức ảnh. Dựa vào đó, Smith mở rộng quan điểm này trên nhiều khía cạnh và đặt tên là “Quy tắc một phần ba” (Rule of Thirds).
Tại sao quy tắc này lại mang đến sự thu hút cho người xem?
Lí do bởi vì mắt người nhận dạng hình ảnh theo hình khối, màu sắc và độ xa gần. Với việc đặt lệch chủ thể sang một phía sẽ khiến mắt người có sự phân biệt rõ ràng giữa hai bên. Phân biệt rõ nhất là về sự đối lập, độ tương phản, điểm lấy nét giữa hai bên và đồng thời là cả màu sắc của chúng nữa. Hậu cảnh càng đơn giản, ít chi tiết bao nhiêu thì chủ thể sẽ càng trở nên nổi bật bấy nhiêu. Đó là lí do tại sao tôi đã nói ở trên rằng chỉ nên có duy nhất một trọng điểm chính trong bức ảnh.
Nguyên tắc vàng trong nhiếp ảnh:
Nguyên tắc vàng, nó là thuật ngữ về một thứ quy chuẩn trong rất nhiều lĩnh vực như khoa học, toán học,… Và thậm chí cả trong nhiếp ảnh. Người ta xây dựng nguyên tắc vàng dựa vào dáng dấp của đường cong có tên gọi đường cong vàng (golden spiral) hay còn được biết đến là đường cong Fibonacci.
Nó được tạo thành bởi dãy Fibonacci trong toán học – dãy có số hạng sau bằng tổng của hai số hạng đứng đằng trước. Ta coi mỗi số hạng là các hình vuông có độ dài cạnh tương ứng, ghép chúng lại ta sẽ được đồ thị sau:
Nếu đặt chủ thể vào gần điểm cuối hoặc nằm dài theo đường cong, bức ảnh sẽ tạo hiệu ứng dẫn mắt người quanh khung hình và hướng về vị trí của đối tượng trên hình một cách tự nhiên.
Thực chất, quy tắc một phần ba chỉ là một dạng giản thể của nguyên tắc vàng. Vẽ đường tiệm cận của các đường cong Fibonacci, ta sẽ có được các đường chính ở hình dưới tương tự như quy tắc một phần ba, chỉ có điều là các đường này gần về điểm chính giữa bức ảnh hơn một chút.
Tuân theo nguyên tắc vàng sẽ cho ra một bức ảnh cân đối, tự nhiên và độ tương phản tốt hơn so với quy tắc một phần ba. Ngay đến cả bức kiệt tác “Mona Lisa” của Leonardo Da Vinci cũng được vẽ một phần dựa trên nguyên tắc này. Các đường cong và đường chính này là cố định và là độc nhất nên không có bất kì nguyên tắc nào trùng với nó cả.
Đường cong vàng thì khá phù hợp với chụp chân dung. Trong khi đó các đường chính dọc ngang này thì lại thích hợp hơn cả trong chụp phong cảnh. Công việc ở đây là chúng ta phải sắp xếp cảnh vào khung hình sao cho hợp lí nhất.
Vậy tại sao quy tắc một phần ba lại thông dụng hơn nguyên tắc vàng? Đơn giản bởi vì các điểm thu hút mắt người ở cả hai đều khá gần nhau. Chúng gần như đem lại hiệu quả tương đương. Và điều quan trọng là các đường chính của quy tắc này rất dễ xác định. Chỉ bằng bằng thao tác chia khung hình thành chín phần bằng nhau, việc căn chỉnh không còn mất quá nhiều thời gian nữa.
Những nguyên tắc trên chỉ là công cụ giúp bạn có một bố cục tốt, nhưng điều quan trọng hơn cả chính là sự sáng tạo của riêng bạn. Đôi khi chính bạn lại tự làm tuột mất một khoảnh khắc đáng nhớ nào đó. Vậy nên hãy cứ chụp đi và đừng suy nghĩ về chuyện xấu đẹp quá nhiều. Việc gì cũng phải cần có thời gian của nó. Dần dần bạn sẽ học được cách mỗi lần đưa máy ảnh lên là một bố cục đã được thành hình trong đầu như một bản năng.
- Share CrocoBlock key trọn đời Download Crocoblock Free
- Cung cấp tài khoản nghe nhạc đỉnh cao Tidal Hifi – chất lượng âm thanh Master cho anh em mê nhạc.
- Cách Lưu Ảnh Đã Sửa Trên Vsco, #Tips: Cách Lưu Preset Trên Vsco – Hoanhtao3d.vn
- Hồ sơ gốc xe máy là gì? Hướng dẫn cách check hồ sơ gốc xe máy năm 2021 – KENSA – Kiểm tra xe cũ
- Mua kaspersky internet security | Nơi bán kaspersky giá rẻ nhất
- Cách khắc phục lỗi “Đã xảy ra sự cố” khi xem video YouTube hiệu quả – Thegioididong.com
- Cách ẩn và hiển thị lại bài viết trên Instagram mà không cần xoá